Kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 61)

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Chấp hành viên Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm gần đây đều hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu (về việc và về tiền) do cấp trên giao, góp phần vào kết quả chung của toàn ngành, nâng vị thế của cơ quan Thi hành án dân sự nói chung và cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Đội ngũ Chấp hành viên Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh luôn có ý thức trách nhiệm, kỷ luật công vụ, đoàn kết, phối hợp tốt trong công tác giúp cho kết quả thi hành án luôn đạt tiến độ theo kế hoạch quý, năm.

Các Chấp hành viên đã phát huy được tính chủ động và độc lập trong công tác, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thi hành án dân sự; có nhiều kinh nghiệm trong xử lý tài sản để thi hành án do đó hầu hết các vụ việc cưỡng chế đều thành công.

Luôn chủ động tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, nhờ đó mà kết quả thi hành về việc và tiền năm sau luôn cao hơn năm trước, số đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong thi hành án phải giải quyết đã giảm đi đáng kể.

Trình độ, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm tổ chức thi hành án của các Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của công việc trong tình hình mới.

Có sự phối hợp tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm hỗ trợ công tác thi hành án đạt hiệu quả.

Từ vị trí, vai trò của Chấp hành viên có thể khẳng định Chấp hành viên có ý nghĩa rất quan trọng trong bộ máy nhà nước. Một trong các phương hướng quan

trọng của Nghị quyết số 49-NQ/TW, đó là “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ

trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán

bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số loại chức danh”. Chuẩn mực

đạo đức nghề nghiệp của Chấp hành viên nói riêng, của công chức ngành thi hành án dân sự nói chung và công chức thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng được đề cao, không ngừng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác THADS thể hiện những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến đội ngũ Chấp hành viên, thể hiện, đội ngũ Chấp hành viên đã tăng không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Chấp hành viên nói riêng và công chức ngành thi hành án dân sự nói chung đã được chú trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thi hành án trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, qua báo cáo về kết quả công tác THADS hàng năm cho thấy số lượng việc, tiền phải thi hành án của các cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh còn cao, vẫn còn các vụ việc có giá lớn, phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết triệt để, một số nơi còn để xảy ra nhiều đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo, kéo dài. Công tác THADS vẫn là một vấn đề được các cấp, các ngành quan tâm trong lĩnh vực tư pháp, số việc chưa có điều kiện thi hành còn nhiều, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên, tuy nhiên qua nghiên cứu các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên và từ thực tiễn, đặc biệc là từ khi ban hành Luật Thi hành án dân sự đến nay cho thấy một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên còn chung chung, mang tính nguyên tắc nhiều hơn là ấn định những công việc, nhiệm vụ Chấp hành viên phải làm hoặc những quyền lợi mà Chấp hành viên được hưởng. Quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên đã được quy định trong Luật Thi hành án dân sự, tuy nhiên, trên thực tế quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên vẫn còn bị hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc án chưa được thi hành còn nhiều. Do đó, vấn đề đặt ra là phải làm sao để các quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên được thực hiện đầy đủ trên thực tế, tạo hành lang pháp lý để Chấp hành viên yên tâm công tác, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 61)