Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 74)

3.2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự

Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được ban hành thể hiện một bước tiến quan trọng, đã kịp thời sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới phù hợp thực tiễn, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết về thể chế hóa trong công tác THADS, khắc phục được nhiều điểm còn bất cập trong quy định của luật. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thi hành án dân sự bao gồm hoàn thiện các quy định pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật liên quan đến xây dựng đội ngũ Chấp hành viên thi hành án.

Theo đó, các quy định về pháp luật về THADS cần phân định rõ ràng hơn nữa nhiệm vụ nào Chấp hành viên phải làm và nhiệm vụ nào thuộc trách nhiệm của các cơ quan tổ chức có liên quan sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng đội ngũ Chấp hành viên. Thực tiển công tác THADS cho thấy, các cơ quan THADS không thể “đơn phương độc mã” trong công tác THADS mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành. Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 ra đời và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015; ngày 18/7/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015), tuy nhiên, các cấp có thẩm quyền cần sớm ban hành thêm các thông tư, thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự, cụ thể quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong việc phối hợp với cơ quan THADS và Chấp hành viên trong hoạt động THADS; quy định cụ thể hơn thẩm quyền của cơ quan THADS và Chấp hành viên, phân định rõ trách nhiệm giữa Chấp hành viên và trách nhiệm của cơ quan THADS.

Đồng thời, cần phải sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc xây dựng đội ngũ Chấp hành viên thi hành án dân sự. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật THADS nhưng chủ yếu là về nghiệp vụ chuyên môn, các quy định về đào tạo, bồi dưỡng, thi tuyển, các chế độ, chính sách khác đối với Chấp hành viên đã được quy định nhưng các chưa đảm bảo các điều kiện thực tế để để thực hiện trên thực tế.

3.2.1.2. Đổi mới công tác cán bộ

Hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ, các quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách của Chấp hành viên. Thực hiện cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên thông qua thi cử công khai. Đồng thời, kiên quyết loại trừ những Chấp hành viên có các hiện tượng tiêu cực nhằm tạo sức thu hút những cá nhân có tài năng; xử lý kịp thời và nghiêm minh hành vi sai phạm của người làm công tác tuyển chọn và người đang muốn được tuyển chọn. Trên cơ sở đó, mới xây dựng được một đội ngũ Chấp hành viên chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại bao gồm những người ưu tú, đủ khả năng đảm đương các công việc của cơ quan Thi hành án dân sự trong điều kiện hiện nay. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các khâu trong công tác cán bộ. Thực hiện rà soát để bào đảm bố trí, sắp xếp và sử dụng đội ngũ Chấp hành viên có hiệu quả, định kỳ hằng năm và theo từng giai đoạn, để bố trí, sắp xếp và sử dụng Chấp hành viên, bảo đảm phù hợp với năng lực, sở trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; đồng thời, để chủ động bố trí, sắp xếp Chấp hánh viên có năng lực, triển vọng. Đồng thời, kiên quyết thay thế,

những Chấp hành viên năng lực yếu kém, thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có tham nhũng, tiêu cực.

3.2.1.3. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; quản lý cán bộ, tăng cường kỷ luật công vụ gắn với kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những Chấp hành viên có vi phạm

Hoàn chỉnh các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu cơ quan Thi hành án dân sự các cấp trong giáo dục, quản lý công chức. Tăng cường công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới. Kịp thời kiểm tra, kết luận các vụ việc có vi phạm. Xử lý nghiêm những tập thể và cá nhân có sai phạm trong quản lý, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Tăng cường trau dồi phẩm chất, đạo đức và nâng cao năng lực nghiệp vụ của đội ngũ Chấp hành viên gắn với công tác giáo dục chính trị tư tưởng và quản lý công chức.

3.2.1.4. Chế độ đãi ngộ đối với Chấp hành viên

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách đối với Chấp hành viên, Chế độ chính sách, tiền lương là một trong những vấn đề bảo đảm tính độc lập của đội ngũ Chấp hành viên Thi hành án dân sự trong quá trình họ thực hiện chức trách của mình. Chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ cần bảo đảm cho Chấp hành viên không phải lo mưu sinh, để họ và gia đình có thể sống đầy đủ bằng chính đồng lương, không bị phụ thuộc vào những tác động vật chất từ phía các cá nhân, tổ chức liên quan đến thực thi công vụ của họ. Chế độ tiền lương của Chấp hành viên Thi hành án dân sự ở nước ta tuy đã được quan tâm nhưng so với yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay thì còn nhiều bất cập, chưa tính toán đầy đủ tới đặc thù, khó khăn của hoạt động thi hành án. Nhà nước cũng nên có chế độ vật chất ưu tiên đủ mạnh để thu hút Chấp hành viên về các cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện, vùng sâu, vùng xa... như sửa đổi nâng cao chế độ phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt… tạo điều kiện cho Chấp hành viên yên tâm công tác lâu dài

3.2.1.5. Kiện toàn đội ngũ Chấp hành viên

Số lượng và chất lượng Chấp hành viên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành án cũng như địa vị của Chấp hành viên. Mặc dù số lượng Chấp hành viên đã được bổ sung qua các năm nhưng với khối lượng công việc hiện nay của các cơ quan Thi hành án dân sự nhất là những thành phố lớn như Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hà Nội nhiều đơn vị đang bị quá tải về công việc dẫn đến số lượng các vụ việc tồn đọng nhiều vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Mặt khác, do sức ép công việc (có nơi một Chấp hành viên được giao giải quyết trung bình trên 10 việc/tháng) đã dẫn đến những sai sót không đáng có về nghiệp vụ. Nâng cao năng lực tổ chức thi hành án cho các Chấp hành viên thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn. Cần đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo hướng tới mục tiêu Chấp hanh viên phải vững vàng về chuyên môn, giỏi về kỹ năng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh, có phong cách nghề.

Cần tiếp tục nâng cao năng lực và tăng cường số lượng các ngạch Chấp hành viên, thông qua việc tổ chức thi nâng ngạch lên ngạch Chấp hành viên cao cấp; Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên sơ cấp, yêu cầu này xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra trong tình hình hiện nay. Các vụ việc ngày càng phức tạp hơn, sự cản trở, chống đối của đương sự ngày càng quyết liệt hơn, yêu cầu thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thi hành án dân sự ngày càng chặt chẽ hơn vì những lý do đảm bảo dân chủ, công bằng khách quan vì con người và bảo vệ tốt nhất quyền con người trong nhà nước pháp quyền.

Mặt khác, cần có sự phân công hợp lý công việc cho Chấp hành viên, tránh trường hợp Chấp hành viên phải “ôm đồm” quá nhiều công việc, không có thời gian dành cho công tác chuyên môn. Muốn vậy, các cơ quan THADS cần tuyển đủ biên chế cho tất các các vị trí từ Văn thư, Thủ quỹ, Thủ kho, Kế toán, Tạp vụ, Chấp hành viên, Thẩm tra viên; cần phân định rõ Chấp hành viên chỉ đơn thuần làm công tác chuyên môn nghiệp vụ THADS với Chấp hành viên giữ các vị trí chức danh lãnh đọa quản lý như Chấp hành viên giữ chức vụ Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng hoặc Trưởng, Phó trưởng phòng các phòng chuyên môn thuộc Cục THADS. Đặc biệt là cần có phân định chức trách, vị trí, vai trò của Chấp hành viên cao cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên sơ cấp trong việc phân công tổ chức thi hành các vụ việc. Để nâng cao năng lực Chấp hành viên, đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả công tác THADS, cần xác định rõ tính độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tổ chức thi hành án của Chấp hành viên. Muốn vậy, cần phải phân biệt rạch ròi, rõ ràng, cụ thể giữa nhiệm vụ của Chấp

hành viên và nhiệm vụ của các chức dnah khác (Thẩm tra viên; Thủ trưởng cơ quan). Do đó, việc xây dựng đội ngũ Chấp hành viên trong những năm gần đây luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trước mắt và lâu dài.

3.2.1.6. Bảo đảm cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm cho các cơ quan Thi hành án dân sự

Việc bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị làm việc cho các cơ quan Thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.

Thứ nhất, cơ quan Thi hành án dân sự các cấp tiếp tục bám sát các chủ

trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có quyết tâm chính trị cao trong công tác chỉ đạo xây dựng phương án tăng cường cơ sở vật chất, trụ sở, phương tiện và trang thiết bị làm việc cho các cơ quan Thi hành án Tòa án nhân dân các cấp.

Thứ hai, tập trung kinh phí và rà soát, xác định trọng điểm đầu tư xây dựng

mới hoặc sữa chữa cải tạo trụ sở làm việc cho các cơ quan Thi hành án dân sự, đảm bảo các tiêu chí về diện tích đất theo định hướng chung, đặc biệt đối với các cơ quan Thi hành án dân sự chưa có trụ sở. Phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành chức năng xây dựng các định mức, tiêu chuẩn phòng làm việc, trang thiết bị, phương tiện cho từng chức danh công chức thi hành án nói chung và chức danh Chấp hành viên nói riêng.

Thứ ba, phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của

Thi hành án dân sự theo hướng tạo sự đồng bộ và hiện đại hóa về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; hệ thống các phần mềm ứng dụng chuyên biệt của tòa án có đủ về số lượng với công nghệ hiện đại, thuận tiện, dễ sử dụng, bảo đảm phục vụ cho việc chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo Thi hành án dân sự các cấp chủ yếu thông qua hệ thống mạng máy tính, đáp ứng các yêu cầu về công khai hoá, minh bạch hóa các hoạt động của các cơ quan Thi hành án dân sự.

3.2.1.7. Có cơ chế kiểm soát hoạt động của Chấp hành viên

Tránh việc lạm quyền của Chấp hành viên khi thi hành nhiệm vụ, các cơ quan Thi hành án dân sự cần xây dựng, thực hiện kế hoạch tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra hồ sơ thi hành án của các Chấp hành viên; xây dựng quy chế, quy trình nhằm

kiểm soát tốt hoạt động của Chấp hành viên, nhất là các hoạt động dễ phát sinh tiêu cực như hoạt động thẩm định giá, bán đấu giá, tránh các hiện tượng tiêu cực trong thi hành án như thông đồng giá, dìm giá đối với các tài sản đưa ra bán đấu gái để thi hành án. Đối với những hành vi vi phạm, phải nghiêm khắc xử lý kỷ luật theo quy định; đồng thời phải phát hiện, động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích tốt, có tinh thần trách nhiệm và mang lại hiệu quả cao trong công việc.

3.2.1.8. Nâng cao ý thức pháp luật cho đương sự, người có liên quan

Trong công tác thi hành án dân sự, Chấp hành viên phải tiếp xúc với nhiều người, có trình độ văn hóa, sự hiểu biết pháp luật, kiến thức xã hội khác nhau. Có nhiều trường hợp đương sự cố tình không hiểu, né tránh nhằm kéo dài việc thi hành án, có hành vi quấy rối gây khó khăn cho Chấp hành viên khi tổ chức thi hành. Do đó, việc nâng cao ý thức pháp luật cho đương sự, người có nghĩa vụ liên quan là một trong những giải pháp nhằm nâng cao địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong công tác thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 74)