Địa vị pháp lý Chấp hành viên thông qua các quy định về trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 59)

thủ tục thi hành các bản án, quyết định

2.2.2.1. Tình hình, kết quả thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định của Chấp hành viên.

* Kết quả thi hành án trong những năm gần đây:

Nhiệm vụ, quyền hạn của một Chấp hành viên gắn liền với việc được giao trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định dân sự theo quy định của pháp luật. Đây là nhiệm vụ mà mỗi Chấp hành viên luôn nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu do cấp trên giao (gồm chỉ tiêu về việc và về tiền).

- Kết quả năm 2016: đã giải quyết xong 60.840 việc với giá trị

10.123.059.757.986 đồng trên tổng số 79.681 việc, với tổng giá trị 30.818.090.652.914 đồng có điều kiện giải quyết, đạt tỷ lệ 76,35% về việc và 32,85% về giá trị (vượt so với chỉ tiêu được giao: 6,35% về việc và 2,85% về giá trị).

- Kết quả năm 2017: đã giải quyết xong 60.244 việc với giá trị

18.598.643.505.529 đồng trên tổng số 84.722 việc, với tổng giá trị 39.265.691.057.031 đồng có điều kiện giải quyết, đạt tỷ lệ 71,11% về việc và 47,37% về giá trị (vượt so với chỉ tiêu được giao: 1,11% về việc và 17,37% về giá trị).

- Kết quả năm 2018: đã giải quyết xong 66.170 việc với giá trị

10.642.055.666.682 đồng trên tổng số 84.472 việc, với tổng giá trị 24.218.917.407.217 đồng có điều kiện giải quyết, đạt tỷ lệ 78,33% về việc và 43,94% về giá trị (vượt so với chỉ tiêu được giao: 6,33% về việc và 11,94% về giá trị).

- Kết quả năm 2019: đã giải quyết xong về việc: 63.936 việc, đạt tỷ lệ 75,73%

(vượt 2,73% so với chỉ tiêu được giao); thi hành xong về tiền: 23.916.984.679.205 đồng (vượt 2,1% so với chỉ tiêu được giao).

- Kết quả năm 2020: đã giải quyết xong về việc: 58.562 việc, đạt tỷ lệ 81,32%

(vượt 1,32% so với chỉ tiêu được giao); thi hành xong về tiền: 23.819.717.218.000 đồng (vượt 4,61% so với chỉ tiêu được giao).

* Kết quả tổ chức thi hành án các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng theo dõi

Kết quả thi hành án thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế trong 09 tháng đầu năm 2020 đã có nhiều chuyển biến tích cực so với cùng kỳ năm 2019.:

- Về việc: Tổng số đã thụ lý từ ngày 01/10/2019 đến ngày 30/6/2020 là 342

việc, đã ủy thác 9 việc, số phải thi hành là 333 việc. Kết quả xác minh, phân loại thì có 248 việc có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 74,47%), 85 việc chưa có điều kiện thi hành án, hoãn thi hành án (chiếm tỷ lệ 31,14%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 106 việc, đạt tỷ lệ 42,74%.

- Về tiền: Tổng số tiền Cơ quan Thi hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí

Minh thụ lý là 61.753.504.452.000 đồng, đã ủy thác 463.365.123.000 đồng, số tiền phải thi hành là 61.290.139.329.000 đồng.

- Kết quả xác minh, phân loại: Có 39.199.596.702.000 đồng có điều kiện giải

quyết (chiếm tỷ lệ 66.,68%), 22.090.542.626.000 đồng chưa có điều kiện, hoãn, tạm

đình chỉ thi hành án (chiếm tỷ lệ 33,32%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 11.796.772.709.000 đồng, đạt tỷ lệ 30,09%. Trong đó có nhiều vụ có giá trị phải thi hành án lớn như vụ Đinh La Thăng, vụ Dương Chí Dũng: vụ Hà Văn Thắm, vụ Huỳnh Thị Huyền Như:, vụ Phạm Công Danh, vụ Trần Phương Bình, vụ Hứa Thị Phấn.

Với kết quả trên đã thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ của các Chấp hành viên Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.

* Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm

thi hành, biện pháp cưỡng chế thi hành án:

Đa số các Chấp hành viên tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đều nhận thức được vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi thực hiện tổ chức thi hành án, tuy nhiên vẫn có một vài Chấp hành viên còn chưa nhận thức rõ được vị trí, vai trò của mình, chưa nhạy bén xử lý các tình huống phát sinh những khi xử lý những tài sản phát sinh trong nền kinh tế thị trường như xử lý tài sản để thi hành án là cổ phiếu, tài sản hình thành trong tương lai, cổ phần…, dẫn đến quá trình tổ chức thi hành án đã xảy ra một số thiếu sót, vi phạm, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của đương sự hoặc có thể gây thiệt hại cho Nhà nước.

Nhận thức được vấn đề này, nhằm giúp Chấp hành viên có thêm kiến nghị về cách xử lý cổ phiếu, cổ phần trong THADS, ngày 21/01/2021, Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ

Chí Minh tổ chức buổi tọa đàm, trao đổi giải pháp hướng dẫn về cách xử lý cổ phiếu trong thi hành án dân sự. Theo số liệu báo cáo của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, Chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi, tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và kết quả thi hành án phần dân sự trong các vụ án hình sự năm 2020, tổng số án phải thi hành là 361 việc, chiếm 6,23% so với cả nước, với số tiền 62.230 tỷ 559 triệu 688 nghìn đồng, chiếm 80,03% so với cả nước. Đã thi hành xong 133 vụ việc, đạt tỷ lệ 49,81%, với số tiền thi hành xong là 13.272 tỷ 082 triệu 082 nghìn đồng, chiếm 86,08% của cả nước, đạt tỷ lệ 33,44%.

Một trong những khó khăn của Chấp hành viên nói chung và Chấp hành viên Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đó là việc tài sản là cổ phần, cổ phiếu hiện nay chưa có quy trình hướng dẫn xử lý. Thực tế cho thấy số vụ việc liên quan đến người phải thi hành án có cổ phần tại các công ty chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng vụ việc phải thụ lý của cơ quan thi hành án dân sự, nhưng trong quá trình giải quyết, Chấp hành viên còn gặp nhiều lúng túng bởi chưa có hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn lớn, hàng năm phải thụ lý vụ việc và giá trị đứng đầu cả nước.

Theo quy định tại Điều 92 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014, Chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để Chấp hành viên kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định vốn góp của người phải thi hành án; trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án.

Theo quy định của pháp luật, chứng khoán - như cổ phiếu của công ty đại chúng - có thể được phép cầm cố theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Việc xác lập và xử lý cầm cố chứng khoán khá khác biệt so với quy định liên quan đến phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Hiện nay, ngày càng có nhiều cá nhân, tập thể tham gia thành lập, góp vốn vào các công ty, doanh nghiệp nên số vụ việc liên quan đến cổ phần, cổ phiếu được dự đoán trong

tương lai sẽ có xu hướng tăng. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về lĩnh vực này là rất quan trọng. Để hạn chế gây lúng túng cho Chấp hành viên, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự, đồng thời giảm thiểu các tranh chấp, khiếu kiện phát sinh, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục kê biên, xử lý phần vốn góp. Trong đó cần đặc biệt chú ý các vấn đề như cách xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm thi hành án, trình tự, thủ tục bán đấu giá và chuyển nhượng phần vốn góp. Đó cũng chính là những thông tin cần thiết để giúp đội ngũ Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án đảm bảo hiệu quả, đúng trình tự và đúng pháp luật.

2.2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc

* Về thu phí xác minh thi hành án:

Tại Khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự có quy định: “Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh”. Tại khoản 2 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự quy định người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án, trong đó có khoản chi phí xác minh theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 của Luật này.

Đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về nội dung, mức chịu, thủ tục thu, nộp khoản này. Do vậy, cơ quan thi hành án dân sự chưa có cơ sở thu chi phí xác minh đối với người được thi hành án. Luật Thi hành án có hiệu lực, đến nay các khoản chi phí xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án vẫn do Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành vụ việc phải chịu. Có quan điểm mang tính xé rào, cho rằng Chấp hành viên cơ quan thi hành án trực tiếp thỏa thuận với người được thi hành án về khoản thu phí xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án dựa trên cơ sở các quy định hiện hành về chế độ công tác phí cộng với các khoản chi phí thực tế (nếu có) do Chấp hành viên thỏa thuận với người được thi hành án để thu, xử lý các khoản thu được tương tự các khoản thu về phí thi hành án. Song cũng chỉ là quan điểm mang tính cá nhân, thực tế các cơ quan thi hành án dân sự cũng không thể tùy tiện áp dụng dẫn tới các sai phạm trong hoạt động thi hành án dân sự. Mong muốn của các Cơ quan thi hành án dân sự địa

phương, nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Hệ thống các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự cũng không ngừng phải được hoàn thiện, cải sửa, bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, để đảm bảo điều kiện sống tối thiểu của người phải thi hành án, cần bổ sung vào Luật Thi hành án dân sự quy định “phải để lại cho người phải thi hành án diện tích đất đủ đảm bảo cho họ sản xuất để sinh sống trong một thời hạn nhất định trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của người phải thi hành án là người trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Theo quy định của pháp luật, Chấp hành viên có quyền độc lập tác nghiệp và chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình. Thực tiễn công tác thi hành án dân sự không phải lúc nào Chấp hành viên cũng toàn quyền để thực thi nhiệm vụ được giao. Cơ quan thi hành án dân sự về mặt quản lý nhà nước chịu sự quản lý mang tính song trùng trực thuộc; quản lý ngành dọc Cơ quan Thi hành án dân sự địa phương trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp quản lý, mặt khác chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp tại địa phương, do vậy hoạt động của Chấp hành viên ít nhiều cũng ảnh hưởng bởi cơ chế này. Cơ quan thi hành án dân sự địa phương ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo ngành dọc còn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương nơi công tác, trong quá trình thực thi nhiệm vụ một số trường hợp vì mục đích ổn định chính trị, xã hội tại địa phương, Chấp hành viên không thể chỉ tuân theo pháp luật.

Theo quy định của pháp luật về THADS, Thủ trưởng cơ quan thi hành án là chức danh quản lý nhà nước có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc quyền, Chấp hành viên vẫn là người phải chịu trách nhiệm chính về những hoạt động tác nghiệp của mình. Chấp hành viên là người được Thủ trưởng Cơ quan thi hành án giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thi hành việc thi hành án đồng thời là chủ thể chịu trách nhiệm chính

trước pháp luật về những hành vi của mình và được pháp luật bảo vệ. Lĩnh vực THADS là hoạt động rất đa dạng động chạm đến quyền, lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức, liên quan đến nhiều lĩnh vực, Chấp hành viên dù muốn cũng không có đủ khả năng đáp ứng tất cả các lĩnh vực chuyên môn, trong những trường hợp như vậy đòi hỏi phải có sự tham gia phối kết hợp với những cơ quan chuyên môn cùng giải quyết. Thực tế công tác thi hành án có vụ việc tranh chấp về tài sản giữa các đương sự về giá trị tài sản không lớn song trong giai đoạn xét xử đã xảy ra đơn thư khiếu nại đến nhiều cơ quan, ban ngành, ngay từ đầu thụ lý giải quyết đã được Chấp hành viên, cơ quan thi hành án xác định là vụ việc phức tạp, Chấp hành viên bằng nhiều biện pháp đã kiên trì động viên, thuyết phục các đương sự và đã thống nhất được biện pháp giải quyết giữa các đương sự, tránh phải sử dụng đến biện pháp cưỡng chế thi hành án, vừa gây tốn kém cho đương sự mất thời gian công sức của Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, có tranh chấp giữa các bên chỉ là “mở lối đi”, “phân chia gianh giới liền kề”, đương sự yêu cầu phải có sự tham gia của cơ quan chuyên môn có kỹ năng đo đạc chính xác đến từng cm, trường hợp này ngay cả các loại máy móc chuyên ngành cũng đã rất khó thực hiện.

* Về kê biên quyền sử dụng đất:

Theo quy định tại Điều 110 Luật Thi hành án dân sự: “Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”. Tuy nhiên, việc kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hay đất làm muối), đa số những người phải thi hành án là người trực tiếp lao động sản xuất trên mảnh đất đó và thu nhập của họ có được là từ hoạt động sản xuất đó, ngoài ra họ không còn bất kỳ tài sản hoặc thu nhập nào khác. Do vậy, việc kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó để thi hành án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người phải thi hành án, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Trước đây, theo quy định của Nghị định 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án “trường hợp người phải thi hành án là người trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà nguồn sống chủ yếu của họ là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất đó và được UBND cấp xã nơi có đất được kê biên xác nhận thì khi kê biên, Chấp hành

viên phải để lại cho người phải thi hành án diện tích đất nhất định đủ đảm bảo cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 59)