Hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

trong thời gian qua

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm tài chính, thương mại lớn của cả nước, số lượng giao dịch thương mại ngày càng tăng qua các năm. Cùng với việc phát triển lớn mạnh là các vụ tranh chấp thường xuyên xảy ra, là nơi tập trung những vụ việc kinh tế, hình sự phức tạp có tính chất trọng điểm của cả nước.

Trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành, được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sâu sắc của lãnh đạo Bộ Tư pháp, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự, các cơ quan Thi hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Với số thụ lý chiếm 13% về việc và 33% về tiền của toàn hệ thống nhưng số biên chế được giao chỉ chiếm 6% của toàn hệ thống thi hành án dân sự, là một áp lực rất lớn đối với các cơ quan Thi hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh; tuy vậy, với nỗ lực, quyết tâm hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả công tác THADS Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 11,57% về việc và 30,84% về tiền trong chỉ tiêu nhiệm vụ của toàn hệ thống (năm 2019).

Về việc, các cơ quan Thi hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết xong 59.082 việc trong năm 2015 và tăng lên 63.936 việc trong năm 2019; về tiền đã giải quyết xong 11.892 tỷ đồng trong năm 2015 và tăng lên 23.917 tỷ đồng trong năm 2019. So với số lượng Chấp hành viên, mỗi Chấp hành viên thi hành xong bình quân 192 việc và 38,7 tỷ đồng trong năm 2015, thì đến năm 2019, mỗi Chấp hành viên thi hành xong bình quân 196 việc và 73,4 tỷ đồng. Về theo dõi việc thi hành án hành chính, đến năm 2019, chỉ còn theo dõi 58 việc thi hành án hành chính.

Trong 05 năm qua, kết quả thi hành án về việc và tiền của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đều đạt và vượt các chỉ tiêu do cấp trên giao. Với những thành tích, kết quả đã đạt được liên tục trong nhiều năm, tập thể và nhiều cá nhân Cục Thi hành án dân sự Thành phố đã được Bộ Tư pháp công nhận tập thể lao động xuất sắc và được tặng cơ thi đua ngành Tư pháp; nhiều cá nhân điển hình tiên tiến đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng và các danh hiệu cao quý trong phong trào thi đua như: Bằng khen của Chính phủ; Huân chương Lao động hạng Ba.

Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương nên công tác thi hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh đã sâu sát, kịp thời, đạt hiệu quả cao; nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất hết sức phức tạp, có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế cũng như chính trị, trật tự an toàn xã hội: vụ Trần Văn Giao, vụ Epco Minh Phụng phải thi hành án trên 4.000 tỷ đồng hay như vụ Tân Trường Sanh phải thi hành án trên 1.000 tỷ đồng; trong năm 2020, Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý thi hành nhiều vụ có số tiền phải thi hành án lớn thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng theo dõi như: vụ Huyền Như, vụ Phạm Công Danh, vụ Hứa Thị Phấn, vụ Dương Thanh Cường, vụ Trần Phương Bình…

Tính từ năm 2016 đến năm 2020, Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đạt kết quả như sau:

Bảng 2.2. Kết quả THADS về việc từ năm 2016 -2020 Năm Tổng thụ lý (việc) Tổng có điều kiện (việc) Tổng giải quyết xong (việc) Tỷ lệ thi hành xong trong số có điều kiện 2016 97.640 79.681 60.840 76,35% 2017 107.769 84.722 60.244 71,11% 2018 111.137 84.472 66.170 78,33% 2019 112.707 84.423 63.936 75,73% 2020 102.873 72.017 58.562 81,32%

(Nguồn: Báo cáo công tác THADS các năm của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh).

Bảng 2.3. Kết quả thi hành án dân sự về tiền năm 2016-2020

Năm Tổng thụ lý (ngàn

đồng) Tổng có điều kiện (ngàn đồng) Tổng giải quyết xong (ngàn đồng) Tỷ lệ thi hành xong trong số có điều kiện 2016 60.134.156.763 30.818.090.653 10.123.059.757 32,85% 2017 74.520.484.178 39.265.691.057 18.598.643.506 47,37% 2018 60.131.842.801 24.218.917.407 10.642.055.667 43,94% 2019 106.042.767.721 68.146.257.235 23.916.984.679 35,10% 2020 112.513.698.754 55.895.177.524 23.819.717.218 42,61%

(Nguồn: Báo cáo công tác THADS qua các năm của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả công tác thi hành án đạt được nêu trên, các cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại, Kết luận tố cáo còn hạn chế. Một số vụ việc thi hành án cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa được các Chấp hành viên quyết liệt thực hiện theo đúng chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân sự; bên cạnh đó vẫn còn nhiều vụ việc Chấp hành viên chậm giao tài sản bán đấu giá thành cho người mua, điều này

cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi hành án. Việc kiện toàn lãnh đạo các đơn vị tiếp tục được quan tâm, chú trọng hơn nhưng vẫn chưa đầy đủ. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính tuy có biến chuyển nhưng chưa đạt yêu cầu của lãnh đạo Bộ Tư pháp, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự. Một số việc báo cáo theo yêu cầu chưa bảo đảm thời gian theo quy định.

Ngoài ra, cũng vó những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng tiến độ thi hành các vụ án, đó là ý thức chấp hành pháp luật của nhiều người phải thi hành án chưa cao. Nhiều trường hợp cố tình trốn tránh, chây ỳ không chịu thi hành án và tìm mọi cách để gây khó khăn Chấp hành viên cơ quan thi hành án như khi Chấp hành viên tiến hành thủ tục đo vẽ, kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, giao tài sản cho người mua trúng đấu giá gắp phải sự chống đối, không hợp tác, thậm chí đe dọa dẫn đến vụ việc kéo dài, gây khó khăn trong quá trình thi hành án hoặc một số đương sự cố tình khiếu nại, tố cáo để cố tình trì hoãn việc thi hành án. Mặc dù, quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên đã nhiều lần, động viên, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án nhưng người phải thi hành án vẫn không tự nguyện, dẫn đến việc cơ quan thi hành án dân sự phải áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm kỷ cương, tính nghiêm minh của pháp luật. Việc người phải thi hành án không tự nguyện, cản trở việc thi hành án đã gây tốn nhiều công sức và thời gian giải quyết cơ quan thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)