hành
Thứ nhất, thống nhất quy định của Luật Doanh nghiệp với các luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động của công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý. Cụ thể, cần quy định công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý có thể có thành viên góp vốn. Cơng ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý đã có những quy định riêng khá khắt khe đối với thành viên hợp danh về tiêu chuẩn chuyên môn. Việc quy định các công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý có thể có thành
viên góp vốn sẽ tạo điều kiện cho các cơng ty hợp danh dễ dàng huy động thêm vốn khi có nhu cầu mở rộng quy mơ kinh doanh. Quy định này cũng sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các cơng ty này vì hoạt động chun mơn của các công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý đều do thành viên hợp danh thực hiện. Đồng thời quy định như trên cũng là phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.
Thứ hai, Luật cần quy định rõ về người đại diện cho công ty hợp danh trong các giao dịch cụ thể đối với bên thứ ba, cũng như quy định thống nhất việc thành viên hợp danh rút vốn ra khỏi công ty hợp danh. Hiện nay điều kiện để rút vốn của thành viên hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đòi hỏi thành viên hợp danh phải đáp ứng được yêu cầu khá khắt khe và phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn…tuy nhiên theo quy định của Luật Cơng chứng thì thời gian để thay đổi cơng chứng viên hợp danh có thể trong 07 ngày làm việc.
Thứ ba, cần thống nhất quy định thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào cơng ty. Như đã phân tích ở trên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 hiện đang có sự không thống nhất giữa quy định tại điểm c khoản 1 Điều 172 và điểm a khoản 2 Điều 182 về nghĩa vụ của thành viên góp vốn. Quy định như vậy góp phần nâng cao trách nhiệm của thành viên góp vốn. Đồng thời cần quy định rõ ràng, cụ thể về các quyền lợi của họ để thu hút đầu tư vốn cho công ty hợp danh.
Thứ tư, quy định cho phép chủ nợ được yêu cầu một trong số các thành viên hợp danh trả nợ khi họ chứng minh được tài sản công ty hợp danh không đủ trả nợ hoặc đã yêu cầu công ty hợp danh thực hiện trả nợ trong một thời hạn ngắn nhưng công ty hợp danh khơng thực hiện. Bên cạnh đó, cần quy
định lại việc hạn chế của thành viên hợp danh là không được làm thành viên hợp danh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân trong bất kỳ trường hợp nào.
Thứ năm, đối với công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý, cơng ty có tư cách pháp nhân nhưng các thành viên hợp danh vẫn chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của cơng ty, pháp luật nên có quy định đặc thù khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc có quy định ưu đãi về các khoản chi được khấu trừ đối với công ty hợp danh. Để thành lập công ty