Khái niệm dịchvụ pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Để làm rõ khái niệm “dịch vụ pháp lý”, cần phải làm rõ một số thuật ngữ có liên quan như: dịch vụ, thương mại, pháp lý…Ở mỗi quốc gia lại có cách hiểu riêng về các thuật ngữ này.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, dịch vụ xuất hiện và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, phải đến sau thời kỳ đổi mới, khái niệm dịch vụ mới dần phổ biến hơn. Từ điển tiếng Việt của trung tâm Từ điển học (xuất bản năm 2004) định nghĩa “dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đơng, có tổ chức và được trả cơng” 1.

Từ điển tiếng Anh định nghĩa về dịch vụ với nội dung khá rộng, theo đó, dịch vụ là việc thực hiện các nghĩa vụ hoặc làm cơng việc cho Chính phủ, cơng ty…Dịch vụ là cơng việc được tiến hành bởi các máy móc, phương tiện, cơ giới; Dịch vụ là công việc được làm cho người khác, là hành vi giúp đỡ người khác, là nghề kinh doanh cung ứng hàng hóa cho khách hàng mà khơng

thể làm ra hàng hóa đó; Dịch vụ là phục vụ khách hàng ở nhà hàng, nhà trọ, là việc duy trì, bảo dưỡng phương tiện cơ giới, máy móc định kỳ…

Để có cách hiểu thống nhất về dịch vụ trong quan hệ quốc tế và để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế, năm 1991, Liên Hợp Quốc đã công bố bảng phân loại tạm thời các dịch vụ chủ yếu và đến năm 1997 thì có Bảng phân loại dịch vụ chủ yếu của Liên Hợp quốc. Hai bảng phân loại này không đưa ra các định nghĩa về dịch vụ, nhưng các hành vi được liệt kê trong bảng gọi là dịch vụ.

Việc đưa ra một định nghĩa thống nhất và chính xác về dịch vụ là khá khó khăn, do đó, người ta đã chọn giải pháp liệt kê hành vi cụ thể vào một danh mục thống nhất để phục vụ hoạt động thương mại quốc tế.

Cũng tương tự như vậy, thuật ngữ “thương mại” được hiểu theo các nghĩa khác nhau khơng chỉ trong q trình giải quyết tranh chấp tại Tịa án hoặc Trọng tài mà còn trong xác định quan hệ thương mại, quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự. Ở các nước có sự phân biệt các loại quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh khác nhau của Luật Dân sự, Luật Thương mại hoặc Luật Kinh tế. Theo Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài Thương mại quốc tế thì thuật ngữ “thương mại” cần được giải thích theo nghĩa rộng để bao quát mọi vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang bản chất thương mại, bất kể quan hệ đó có mang tính chất hợp đồng hay khơng. Các quan hệ mang bản chất thương mại đó bao gồm, nhưng khơng giới hạn các giao dịch sau: các giao dịch nhằm cung ứng hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; các thỏa thuận về phân phối hàng hóa; đại diện hoặc đại lý thương mại; kinh doanh sản xuất…

Vấn đề dịch vụ pháp lý và thương mại dịch vụ pháp lý quốc tế ngày nay trở thành vấn đề thời sự được nhiều luật gia và tổ chức luật sư các nước quan tâm. Đây là kết quả của quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế của các quốc gia và hội nhập kinh tế, quốc tế. Trong điều kiện “thế giới phẳng”, các luật

gia, các luật sư cần tiếp cận nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau trên thế giới, hoạt động tư vấn pháp luật vượt ra ngồi phạm vi biên giới quốc gia. Việc tạo lập hình thức hợp tác giữa các hãng luật góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hoạt động tư vấn pháp luật. Tuy vậy, đối tượng chủ yếu của thương mại dịch vụ pháp lý là ở chỗ tính chất của pháp luật ln bị chi phối bởi tính chất của chính quốc gia đó. Do vậy, người ta phải cố gắng tìm cho được những nét tương đồng trong các hệ thống pháp luật lớn của các quốc gia khác nhau.

Trong bối cảnh trên, xét theo nghĩa rộng, dịch vụ pháp lý có thể định nghĩa là tổng thể các dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ đại diện pháp lý và mọi hoạt động liên quan đến hành chính tư pháp. Trong thực tiễn, tại nhiều quốc gia, các hoạt động liên quan đến hành chính, tư pháp bị loại ra khỏi phạm vi của dịch vụ pháp lý trong thương mại quốc tế vì các hoạt động đó được coi là “các dịch vụ được cung cấp khi thi hành thẩm quyền của Chính phủ”.

Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì dịch vụ pháp lý có thể hiểu là tổng thể các dịch vụ tư vấn pháp luật và dịch vụ đại diện pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật của quốc gia nơi các dịch vụ đó được hình thành và có thể được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật nội dung và thủ tục tố tụng khác nhau của hệ thống pháp luật quốc gia.

Ở Việt Nam, cho đến nay, chưa có một khái niệm hồn chỉnh về dịch vụ pháp lý. Dưới góc độ nghiên cứu, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về dịch vụ pháp lý như:

Theo Từ điển Luâ ̣t học của Viê ̣n Khoa học phápdịchlý,vụ "pháp lý là

loại hình dịch vụ do những tổ chức, cá nhân có hiểu biết,hứccó vàkiến t chun mơn pháp luâ ̣t được Nhà nước tổ chức hoă ̣c cho phép hành nghề thư hiê ̣n, nhằm đáp ứng nhu cầu được biết, được tư vấn hoă ̣c giúp đỡ về mă ̣t p lý của các tổ chức, cá nhân trong xã hô ̣i".

Theo TS. Đặng Vũ Huân thì: "Dịch vụ pháp lý là tổng thể các dịch vụ tư

vấn pháp luật và dịch vụ đại diện pháp lý được định lập và thực hiện theo quy định pháp luật của nước nơi các dịch vụ đó được định lập và có thể được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật nội dung và thủ tục tố tụng khác nhau của hệ thống pháp luật quốc gia" 2

Theo TS. Phan Trung Hồi thì tạiViê ̣t Nam quan niê ̣m vềdịch vụ pháp

luật chưa có được sự thống nhất cao từ phía các nhà làm luâ ̣t và hoạt đô thực tiễnvà về mă ̣t lý luâ ̣n và thực tiễn, quan niê ̣mdịchvvềụpháp lý ở Viê ̣t

Nam chưa tương thích với khái niê ̣m cùng loại của nhiều nước phát triển trê thế giới cũng như của WTO.Theo đó, để từng bước hồn thiê ̣n pháp l ̣t bảo đảm cho tiến trình hơ ̣i nhâ ̣p thị trườngdịchvụ pháp lý quốc tế thì: "cần xác định quan niê ̣m vềdịch vụ pháp lý phù hợp với tiến trình hơ ̣i nhâ ̣p dịch vụ pháp lý quốc -tếmô ̣t phần trong các dịch vụ chuyên môn nằm trong phân ngành các dịch vụ kinh doanh"3và "từng bước hướng tới viê ̣c cungdịcấph

vụ pháp lý là dịch vụ đô ̣c quyềnủalucật sư"

Chương 6 về "hợp đồng dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp" của Giáo trình "Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kỹ năng đàm phán, soạn thảo" của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân xuất bản năm 2012 đã đưa ra sự phân loại các dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, gồm: dịch vụ tư vấn pháp luật; dịch vụ tranh tụng; dịch vụ đại diện ngoài tố tụng và dịch vụ pháp lý khác như cơng chứng, thừa phát lại…;

Có thể nhâ ̣n thấy đaốcács nghiên cứu về dịch vụ pháp lý tại Việt Nam đều tiếp cận dịch vụ pháp lý dưới góc độ thương mại, xác định dịch vụ pháp lý là một loại dịch vụ, theo đó bên cung ứng dịch vụ pháp lý, thực hiện một

2Xem: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam: Thực trạng, nhu cầu và định hướng phát triển”, Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Văn Tuân, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ, pháp luật năm 2005.

3 Phan Trung Hoài (2007), Từng bước xây dựng quan niê ̣m về dịch vụ pháp lý phù hợp tiến trình hơ ̣i nhâ ̣p quốcTạptế, chí Nhà nước và Pháp luâ ̣tnămsố2007. nhâ ̣p quốcTạptế, chí Nhà nước và Pháp luâ ̣tnămsố2007.

hoă ̣c nhiều cơng ệcvi có liên quan đến pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu về pháp lý của bên sử dụng dịch vụ pháp lý. Những công việc (dịch vụ) về pháp lý được nhiều quan điểm xếp thuộc phạm vi dịch vụ pháp lý là dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ tranh tụng và dịch vụ đại diện. Bên cạnh đó, một số quan điểm nêu phạm vi dịch vụ pháp lý cịn bao gồm thêm loại hình "dịch vụ pháp lý khác" và xác định đó là dịch vụ công chứng, dịch vụ thừa phát lại.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm dịch vụ pháp lý như sau: dịch vụ pháp lý là loại hình dịch vụ gắn liền với pháp luật do nhà nước hoặc các tổ chức hành nghề cung ứng dịch vụ pháp lý thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu về pháp lý của tổ chức, cá nhân. Dịch vụ pháp lý gồm các nhóm dịch vụ là: Dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ tranh tụng, dịch vụ đại diện ngồi tố tụng, dịch vụ pháp lý khác: cơng chứng, thừa phát lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)