Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 55)

Về hoạt động của công ty Luật hợp danh: thực hiện chủ trương xã hội

hóa tổ chức và hoạt động của luật sư, trong thời gian qua, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư đã được hình

thành và dần đi vào hoàn thiện. Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động hành nghề của luật sư, bảo đảm cho luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; nâng cao chất lượng tranh tụng của luật sư tại phiên tịa; có chính sách thúc đẩy hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.

Luật Luật sư đã thể hiện rõ sự gắn kết các quy định về hành nghề luật sư với pháp luật về doanh nghiệp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong cơ chế điều chỉnh pháp luật về dịch vụ pháp lý và kinh doanh. Hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư vì thế cũng được tạo điều kiện phát triển hơn. Loại hình cơng ty luật hợp danh cũng dần khẳng định được ưu thế của mình. Số lượng cơng ty luật hợp danh đã tăng so với trước…

*Về hoạt động của Văn phịng cơng chứng: Luật Cơng chứng năm 2006

có quy định đổi mới quan trọng về hình thức tổ chức cơng chứng theo hướng từng bước thực hiện chủ trương xã hội hóa, nhằm phát huy những tiềm năng to lớn của xã hội vào phát triển hệ thống cơng chứng với tính chất là tổ chức dịch vụ cơng, phục vụ một cách thuận tiện cho nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về cơng chứng, trong đó quy định rõ ràng, cụ thể về giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Kế thừa các quy định của Luật Công chứng năm 2006, nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa mạnh mẽ hơn nữa hoạt động cơng chứng, ngày 20/6/2014, Luật Cơng chứng (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thơng qua tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật này đã bổ sung nhiều điểm mới so với Luật Công chứng năm 2006, đặc biệt là những quy định thể chế chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cơng chứng theo hướng sâu, rộng hơn, khẳng định chủ trương đẩy mạnh việc xã hội hóa trong hoạt động cơng chứng, đẩy mạnh việc phát triển các Văn

phịng cơng chứng, hạn chế thành lập các phịng cơng chứng. Số lượng tổ chức hành nghề công chứng và các cơng chứng viên đã có sự phát triển, tăng nhanh về số lượng, trong đó chủ yếu tăng số lượng cơng chứng viên hoạt động trong các Văn phịng cơng chứng và thành lập mới các Văn phịng cơng chứng. Tính đến năm 2018, trên cả nước có 876 tổ chức hành nghề cơng chứng, trong đó có 144 Phịng cơng chứng cịn lại là Văn phịng cơng chứng. Sự phát triển của các Văn phịng cơng chứng hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)