GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 64)

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý

Hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý phải dựa trên quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về công ty hợp danh cung cấp dịch vụ pháp lý nói riêng. Việc hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, bảo đảm phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Hoàn thiện thể chế về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện đại, chú trọng bảo đảm quyền con người, phát huy quyền tự do dân chủ của nhân dân; đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu qđả. Hoàn thiện thể chế, tạo cơ chế để xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, đưa khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, huy động tốt các nguồn lực của xã hội vào hoạt động khoa học và công nghệ, hiệu quả sử dụng cao; đến năm 2030, tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, là tiền đề, cơ sở cho hội nhập quốc tế, tận dụng hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ hai, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật: Xây dựng hê ̣ thống phápậtluViê ̣t Nam thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, có hiê ̣u lực, hiê ̣u quả cao, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của ng

dân là trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đảm bảo yêu cầu phát triển bê vững kinh tế- xã hô ̣i vàuốcq phòng, an ninh trong điều kiê ̣n .mới

Thứ ba, tạo môi trường pháp lý thông thoáng: cần xây dựng được hệ thống pháp luật với các quy định minh bạch, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bảo đảm doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển; Nhà nước bảo đảm sự ổn định, nhất quán, dễ dự báo của chính sách; ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện.

Tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế cần được bảo đảm bình đẳng trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai... và đầu tư kinh doanh. Các quy định về điều kiện kinh doanh của Nhà nước phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, có lộ trình phù hợp để sớm bỏ các loại giấy phép con, phí, phụ phí bất hợp lý. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với điều kiện, quy định cụ thể và thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Thứ tư, hội nhập quốc tế sâu rộng: Hoàn thiện thể chế, tiến tới xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ để chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, và có hiệu quả, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế; bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển kinh tế, yêu cầu củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực khác được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thể .Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và ban hành mới các đạo luật để

hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sớm đồng bộ quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường cơ bản hiện đại, phù hợp với quốc tế, lấy lợi ích của người dân làm trọng tâm của sự điều chỉnh pháp luật, bảo đảm người dân được quyền tự do kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa một số hoạt động dịch vụ pháp lý. Cần bảo đảm sự thống nhất, liên thông trong quá trình hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách điều chỉnh hoạt động dịch vụ pháp lý, đặc biệt các quy định về nội dung liên quan đến công chứng, thừa phát lại, tránh sự mâu thuẫn, thiếu đồng bộ trong pháp luật về nội dung với chủ trương xã hội hóa. Đồng thời, bảo đảm nâng cao chất lượng dịch vụ, kiểm soát tốt chất lượng dịch vụ với bước đi, lộ trình phù hợp để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm phát huy tối đa, hiệu quả vai trò tự quản, trách nhiệm của các hội nghề nghiệp (Đoàn Luật sư, Hội công chứng viên...), đồng thời, bảo đảm phát huy thực chất hiệu quả quản lý của nhà nước trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh tronglĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)