Dịch vụ pháp lý tại Việt Nam được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau nhưng chưa có một khái niệm cụ thể và thống nhất. Thuật ngữ “dịch vụ pháp lý” với ý nghĩa thị trường cung, cầu lần đầu tiên được ghi nhận trong Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987. Điều 13 Pháp lệnh quy định ngoài việc tham gia tố tụng, các luật sư mở rộng hoạt động nghề nghiệp sang lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện dịch vụ pháp lý khác. Pháp lệnh này được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển và thúc đẩy hoạt động của luật sư. Tuy nhiên, trong giai đoạn này số lượng luật sư trong cả nước tăng chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Ngày 25/7/2001, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội về luật sư được ban hành, thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật sư, nghề luật sư cùng với quan điểm về dịch vụ pháp lý, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Điều 1 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội về luật sư năm 2001 quy định Luật sư có quyền tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn này, Luật Doanh nghiệp năm 1999 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2000. Để hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2000/NĐ- CP ngày 03/02/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, trong đó hướng dẫn về chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của Nghị định này, kinh doanh dịch vụ pháp lý là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải có chứng chỉ. Tuy nhiên, thời điểm đó, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện và cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ pháp lý, vẫn tồn tại song song các văn
phòng luật sư và các công ty luật hoạt động kinh doanh dịch vụ pháp lý thành lập theo Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiêp năm 1999.
Trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO, để phù hợp với sân chơi chung và để thực hiện các cam kết quốc tế, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới để thay thế các văn bản khơng cịn phù hợp. Luật Luật sư được Quốc hội thơng qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 thay thế cho Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội về luật sư năm 2001.
Trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987, Điều 4 Luật Luật sư năm 2006 quy định về dịch vụ pháp lý của Luật sư, cụ thể như sau: “Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác”.
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, sự xuất hiện của những lĩnh vực pháp luật mới, đặc biệt là trong lĩnh vực luật kinh doanh thúc đẩy dịch vụ pháp lý phát triển, tuy nhiên nhu cầu đối với các dịch vụ pháp lý phát sinh nội dung phức tạp hơn. Căn cứ vào tuyên bố chung về dịch vụ pháp lý năm 2005 của WTO và Điều 22 Luật Luật sư năm 2006 về phạm vi hành nghề của luật sư, có thể phân loại các dịch vụ pháp lý ở Việt Nam thành các nhóm dịch vụ sau:
* Dịch vụ tranh tụng
Đây là nhóm dịch vụ được các luật sư thực hiện độc quyền. Theo quy định tại Điều 22 Luật Luật sư năm 2006 thì luật sư tham gia tố tụng với tư cách sau:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về u cầu dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
* Dịch vụ tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật là một trong các phạm vi hành nghề của luật sư, lần đầu tiên hoạt động này được xác định trong Hiến pháp năm 1980 “Tổ chức luật sư được thành lập để giúp các bị cáo và đương sự khác về mặt pháp lý”. Theo Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987, tư vấn pháp luật được cụ thể hóa là “làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước ngoài”. Hiện nay, theo quy định tại Điều 28 Luật Luật sư năm 2006 thì hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư được hiểu là:
“Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật”. Từ
quy định trên, có thể hiểu tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức xử sự đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý để các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hoạt động tư vấn pháp luật không dựa vào vốn, tài sản mà dựa vào kiến thức pháp luật, kĩ năng hành nghề của chủ thể cung ứng dịch vụ pháp lý. Tư vấn pháp luật mang tính dự liệu những vấn đề pháp lý có thể xảy ra, những hệ quả phát sinh khi thực hiện cơng việc nào đó. Luật sư sẽ cung cấp thông tin giúp cá nhân, tổ chức giải quyết vấn đề, phòng tránh được các rủi ro. Lĩnh
vực tư vấn pháp luật rất đa dạng gồm: tư vấn, hướng dẫn soạn thảo văn bản, tư vấn trình tự, thủ tục thực hiện cơng việc…phương thức tư vấn có thể bằng lời nói, bằng văn bản, email…
* Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng
Điều 29 Luật Luật sư năm 2006 quy định hoạt động đại diện ngồi tố tụng của luật sư đó là: “Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các cơng việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động”.
Theo đó, đại diện ngồi tố tụng là luật sư đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch nhân danh khách hàng tiến hành các cơng việc ngồi phạm vi tố tụng tòa án để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho khách hàng.
* Dịch vụ pháp lý khác
Trong thời kỳ kinh tế phát triển theo mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì các ngành dịch vụ khơng có điều kiện phát triển, nền sản xuất hàng hóa được coi là nhân tố quyết định, nhà nước chỉ quan tâm, tập trung phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục…Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập sâu rộng, việc xã hội hóa các dịch vụ cơ bản trên là một địi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở kết quả đạt được trong việc thực hiện xã hội hóa dịch vụ cơ bản, nhà nước tiếp tục cho phép xã hội hóa hoạt động công chứng. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này như: Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/6/2014 của Quốc hội (Luật Công chứng năm 2014), Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cơng chứng,
Thơng tư liên tịch số 115/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 11/8/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cơng chứng...đã xác lập cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thực hiện xã hội hóa hoạt động cơng chứng, tạo điều kiện để công dân và tổ chức được thụ hưởng tốt nhất dịch vụ này.
Tương tự đối với chế định thừa phát lại, thực hiện chủ trương “từng bước xã hội hóa hoạt động thi hành án”, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó giao cho Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm Thừa phát lại. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, ban hành 03 Thông tư để hướng dẫn, triển khai thực hiện chế định thừa phát lại. Trên cơ sở tổng kết kết quả thực hiện thí điểm thừa phát lại tại 13 địa phương, ngày 26/11/2015, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 107/2015/QH13 chấm dứt việc thực hiện thí điểm, cho thực hiện chế định thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016.
1.3. Khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay