Ngoài ra các quy tắc đạo đức, nghề nghiệp cũng được coi là nguồn điều chỉnh hoạt động của công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý.
Với hệ thống các quy định như trên đã tạo khung pháp lý điều chỉnh đối tượng công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý, từ điều kiện thành lập, thành viên, vốn góp, chế độ chịu trách nhiệm, quản lý, điều hành cho đến việc giải thể, phá sản công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý.
1.5. Những lợi thế của công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý pháp lý
Như chúng ta đã biết, dịch vụ pháp lý là một loại hình dịch vụ đặc biệt, được cung cấp bởi các chủ thể đáp ứng được các điều kiện hành nghề nhất định. Khi đã đáp ứng đủ điều kiện hành nghề, các chủ thể này phải lựa chọn cho mình hình thức tổ chức hành nghề phù hợp, đó có thể là công ty luật, văn phòng luật, văn phòng công chứng…
Theo quy định của Luật Luật sư năm 2006, luật sư có thể hành nghề với tư cách cá nhân hoặc hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật sư, công ty luật). Còn công chứng viên, thừa phát lại sẽ không được hành nghề tự do như luật sư, sau khi có thẻ họ phải hành nghề trong một văn phòng công chứng hoặc văn phòng thừa phát lại. Theo quy định của pháp luật, các luật sư, công chứng viên, thừa phát lại có thể lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (chỉ riêng đối với loại hình công ty luật) để hoạt động.
Loại hình công ty hợp danh là lựa chọn phát huy được nhiều ưu điểm khi kinh doanh dịch vụ pháp lý. So với nhiều ngành nghề khác, chi phí đầu tư cho kinh doanh dịch vụ pháp lý không lớn, do đó việc lựa chọn mô hình công
ty hợp danh sẽ không bị áp lực về khả năng huy động vốn. Công ty hợp danh cung cấp dịch vụ pháp lý được thành lập bởi nhiều cá nhân đủ điều kiện hành nghề, với uy tín của cá nhân các thành viên hợp danh cùng với tính chịu trách nhiệm vô hạn, đây sẽ là những yếu tố quan trọng tạo tâm lý an tâm, tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ pháp lý. Việc thành lập công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý cũng là phù hợp với sự đa dạng, phức tạp của hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay. Khó có cá nhân nào có thể am hiểu mọi vấn đề, việc chuyên biệt hóa theo lĩnh vực như dân sự, hình sự, thương mại sẽ khả thi hơn. Do đó, việc thành lập công ty hợp danh sẽ giúp phát huy tối đa tri thức của các thành viên hợp danh, phù hợp với xu hướng chuyên môn hóa lĩnh vực, ngành nghề. Ngoài ra, mô hình công ty hợp danh vẫn tạo điều kiện hoạt động tự do cho các thành viên hợp danh, không bị hạn chế bởi các thành viên khác.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, việc lựa chọn loại hình công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý cũng có một số hạn chế như: Luật quy định điều kiện để trở thành thành viên hợp danh đối với những công ty kinh doanh dịch vụ pháp lý là phải có chứng chỉ hành nghề. Việc tìm được chủ thể vừa thân thiết, vừa có cùng chuyên môn, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, lại vừa đồng lòng san sẻ rủi ro trên thực tế là không đơn giản. Bên cạnh đó, điều kiện để thành viên hợp danh có thể rút vốn khỏi công ty hợp danh là khá khó khăn và khi công ty hợp danh có hai thành viên hợp danh mà một trong hai thành viên hợp danh rút vốn khỏi công ty thì công ty hợp danh đó sẽ phải tiếp nhận thành viên hợp danh mới hoặc phải chuyển đổi mô hình hoạt động. Ngoài ra, chính sách thuế đối với công ty hợp danh và thành viên công ty hợp danh cũng chưa hợp lý. Xét về mặt thực tiễn kinh doanh hiện nay, các khoản thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp do công ty có tư
cách pháp nhân. Tuy nhiên, thành viên hợp danh không được hưởng quy chế dành cho thành viên trong tổ chức có tư cách pháp nhân.
Có thể thấy rằng, các hạn chế kể trên khiến cho công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý chưa phát huy được lợi thế của mình trên thực tế.
Tiểu kết chương
Công ty hợp danh: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Có thể nói rằng đây là điểm khá đặc thù của pháp luật Việt Nam, luật không gọi là công ty đối nhân nhưng bao gồm cả hai loại công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản của công ty đối nhân theo quy định của các nước.
Công ty hợp danh với các đặc trưng như: Quy mô của doanh nghiệp không quá lớn nhưng lại có thể dễ dàng mở rộng quy mô trong dài hạn; Các thành viên của doanh nghiệp luôn có sự tin tưởng lẫn nhau; Tạo được sự tin tưởng cho khách hàng; Cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành không quá phức tạp... Loại hình công ty này phù hợp với tâm lý kinh doanh đề cao sự tin cậy, quen biết của các nhà đầu tư Việt Nam. Có thể khẳng định, yếu tố tin tưởng, hiểu rõ về đối tác luôn đặt nặng trong suy nghĩ kinh doanh của người Việt. Khi đối chiếu các điều kiện này với công ty hợp danh thì ưu điểm của công ty hợp danh chính là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều thành viên. Hơn nữa, nhờ nghĩa vụ liên đới và trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh, làm cho công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy trước các bạn hàng hay các đối tác kinh doanh.
Do đó, có thể nói, công ty hợp danh là loại hình công ty có nhiều ưu điểm và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng công ty hợp danh được thành lập so với các loại hình công ty khác là không lớn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là quy định của pháp luật hiện hành về công ty hợp danh còn có nhiều điểm chưa thực sự rõ ràng, việc kiểm soát hoạt động của các thành viên hợp danh còn hạn chế, điều này tạo tâm lý e ngại cho bản thân các thành viên muốn hợp danh thành lập công ty cũng như tạo sự mơ hồ cho các đối tác của công ty, làm giảm sự hấp dẫn của loại hình công ty này so với các loại hình công ty khác.
Dịch vụ pháp lý: Đa số các nghiên cứu về dịch vụ pháp lý tại Việt Nam đều tiếp cận dịch vụ pháp lý dưới góc độ thương mại, xác định dịch vụ pháp lý là một loại dịch vụ, theo đó bên cung ứng dịch vụ pháp lý, thực hiện một hoă ̣c nhiều công ệcvi có liên quan đến pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu về pháp lý của bên sử dụng dịch vụ pháp lý.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm dịch vụ pháp lý như sau: Dịch vụ pháp lý là loại hình dịch vụ gắn liền với pháp luật do nhà nước hoặc các tổ chức hành nghề cung ứng dịch vụ pháp lý thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu về pháp lý của tổ chức, cá nhân. Dịch vụ pháp lý gồm các nhóm dịch vụ là: Dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ tranh tụng, dịch vụ đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác: công chứng, thừa phát lại.
Pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở nước ta hiện nay.
Pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ có vai trò quan trọng tạo khuôn khổ pháp lý để các nhà đầu tư tự do kinh doanh dịch vụ
pháp lý, bảo đảm quyền sở hữu vốn và tài sản trong kinh doanh của các nhà đầu tư, là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ pháp lý được thực hiện một cách hợp pháp đồng thời ghi nhận sự đa dạng của các hình thức đầu tư trong nền kinh tế thị trường, làm tăng khả năng lựa chọn các hình thức tổ chức kinh doanh cho nhà đầu tư.
Loại hình công ty hợp danh là lựa chọn phát huy được nhiều ưu điểm khi kinh doanh dịch vụ pháp lý. So với nhiều ngành nghề khác, chi phí đầu tư cho kinh doanh dịch vụ pháp lý không lớn, do đó việc lựa chọn mô hình công ty hợp danh sẽ không bị áp lực về khả năng huy động vốn. Công ty hợp danh cung cấp dịch vụ pháp lý được thành lập bởi nhiều cá nhân đủ điều kiện hành nghề, với uy tín của cá nhân các thành viên hợp danh cùng với tính chịu trách nhiệm vô hạn, đây sẽ là những yếu tố quan trọng tạo tâm lý an tâm, tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ pháp lý. Việc thành lập công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý cũng là phù hợp với sự đa dạng, phức tạp của hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, việc lựa chọn loại hình công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý cũng có một số hạn chế như: Luật quy định điều kiện để trở thành thành viên hợp danh đối với những công ty kinh doanh dịch vụ pháp lý là phải có chứng chỉ hành nghề. Việc tìm được chủ thể vừa thân thiết, vừa có cùng chuyên môn, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, lại vừa đồng lòng san sẻ rủi ro trên thực tế là không đơn giản…Do đó, trên thực tế mô hình công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý vẫn chưa phát huy được lợi thế của mình.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH TRONGLĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY