Khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 39)

* Khái niệm công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch

vụ pháp lý là doanh

nghiệp, trong đó: (i) phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp

trong văn bản quy phạm pháp luật về Luật sư, Công chứng, Thừa phát lại; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty. Công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý khơng có thành viên góp vốn; (ii) Cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (iii) Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khốn nào.

* Đặc điểm công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý

Công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý có các đặc điểm của công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đồng thời có một số đặc điểm riêng của cơng ty cung cấp dịch vụ pháp lý. Công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý do ít nhất hai thành viên hợp danh thành lập, công ty khơng có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty. Đây là nịng cốt của cơng ty hợp danh, nếu khơng có thành viên này cơng ty khơng thể thành lập và hoạt động. Trong cơng ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh liên kết với nhau chủ yếu dựa vào nhân thân, liên kết về vốn chỉ là thứ yếu. Thành viên hợp danh trong công ty cung cấp dịch vụ pháp lý phải đáp ứng được các yêu cầu của luật chuyên ngành.

Đối với công ty luật hợp danh, thành viên hợp danh phải là luật sư, theo đó, thành viên hợp danh phải đáp ứng các tiêu chuẩn của luật sư theo quy định tại Điều 10 Luật Luật sư. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đồn luật sư. Bên cạnh đó để thành lập cơng ty Luật hợp danh, tổ chức hành nghề cần đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 32 Luật Luật sư được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 20/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư,

có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

Đối với văn phịng cơng chứng, công chứng viên hợp danh phải đáp ứng tiêu chuẩn của công chứng viên theo quy định tại Điều 8 Luật Cơng chứng đó là:

“Cơng dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm cơng chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;

2. Có thời gian cơng tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề cơng chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hồn thành khóa bồi dưỡng nghề cơng chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng”.

Người đáp ứng được các tiêu chuẩn trên có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Trong các công chứng viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của Văn phịng cơng chứng là Trưởng Văn phịng. Trưởng Văn phịng cơng chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phịng cơng chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Đối với Văn phòng Thừa phát lại, theo quy định tại Điều 2a Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh thì “Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”. Thừa phát lại phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)