Dịchvụ pháp lý theo quy định của GATS, WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)

Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dịch vụ pháp lý được định nghĩa “bao gồm các lĩnh vực tư vấn và đại diện đối với pháp

luật nước tiếp nhận dịch vụ, pháp luật của nước sở tại, nước thứ ba, luật pháp quốc tế; dịch vụ chứng thực giấy tờ tài liệu; các dịch vụ tư vấn và thơng tin khác”.

Dịch vụ pháp lý gắn bó trực tiếp và mật thiết với các quy định pháp luật của một nước hay của thế giới. Xuất phát từ đặc điểm về “sản phẩm” của loại dịch vụ này là gắn bó mật thiết với hệ thống pháp luật của từng quốc gia, và pháp luật quốc tế. Trong khi đó, mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau. Do đó, sản phẩm dịch vụ pháp lý rất khác nhau. Và như vậy, điểm khác biệt lớn nhất của dịch vụ pháp lý so với các ngành thương mại dịch vụ khác chính là sự gắn bó trực tiếp và mật thiết của các dịch vụ được cung cấp đối với một hệ thống pháp luật nhất định.

Theo nghĩa rộng, dịch vụ pháp lý bao gồm dịch vụ tư vấn, dịch vụ tranh tụng cũng như toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc thi hành công lý (như hoạt động của thẩm phán, công tố viên, v.v...). Tuy nhiên, loại hoạt động liên quan đến thi hành cơng lý bị gạt ra ngồi phạm vi của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (viết tắt là GATS), bởi vì ở hầu hết các nước, các hoạt động này được coi là “loại dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của Chính phủ” theo Điều I (3) (c) GATS (dịch vụ được cung cấp không trên cơ sở thương mại cũng như không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều người cung cấp).

WTO không định nghĩa dịch vụ chung mà chỉ định nghĩa dịch vụ theo từng phân ngành cụ thể và qua các phương thức cung cấp dịch vụ. Theo phân loại của WTO, dịch vụ được chia thành 11 ngành chính, mỗi ngành chính lại phân chia thành nhiều phân ngành nhỏ, tổng số gồm 155 phân ngành. Việc phân loại này được quy định trong tài liệu MTN.GNS/W/120 của WTO. Dịch vụ kinh doanh là một trong 11 ngành chính và dịch vụ pháp lý là một phân ngành của Dịch vụ kinh doanh.

Theo “Bảng phân loại các ngành dịch vụ” của WTO (Tài liệu mã số MTN.GNS/W/120) thì “(a) dịch vụ pháp luật” được liệt kê với tư cách là tiểu ngành dịch vụ của “ (A) dịch vụ chuyên môn” nằm trong ngành dịch vụ thứ nhất: “1. Dịch vụ kinh doanh”, tương ứng với mã số CPC 861 của Liên hợp quốc, “dịch vụ pháp luật” được chia thành nhiều loại:

- Dịch vụ tư vấn và tranh tụng trong nhiều lĩnh vực pháp luật (CPC 8611);

- Dịch vụ tư vấn và tranh tụng liên quan đến luật hình sự (CPC 8611); - Dịch vụ tư vấn và tranh tụng về các thủ tục tại tòa án liên quan đến các lĩnh vực pháp luật khác (CPC 86119);

- Dịch vụ tư vấn và tranh tụng về các thủ tục theo quy định của luật thành văn tại các tổ chức mang tính tòa án (CPC 8621/862120);

- Dịch vụ cung cấp và chứng nhận hồ sơ pháp luật (CPC 8613/86130); - Dịch vụ khác về thông tin pháp luật và tư vấn (CPC 8619/86190); Như vậy, Ủy ban thống kê của Liên hợp quốc phân biệt các dịch vụ pháp lý theo tiêu chí lĩnh vực luật hình sự hay các lĩnh vực pháp luật khác hoặc theo tiêu chí thủ tục tại tịa án hay thủ tục tại các cơ quan tài phán ngồi tịa án. Có thể thấy rằng các tiêu chí phân loại này khơng phản ánh được thực tiễn thương mại dịch vụ pháp lý. Trong quá trình xây dựng cam kết theo GATS, năm 2002, Australia đã đưa ra cách thức phân loại khác thích hợp hơn trong việc mô tả các mức độ mở cửa thị trường khác nhau trong dịch vụ pháp lý. Theo các phân loại này, các quốc gia khi gia nhập WTO sẽ cam kết hạn chế hoặc mở rộng việc cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến luật của nước tiếp nhận dịch vụ, luật của nước cung cấp dịch vụ, luật nước thứ ba hay pháp luật quốc tế. Cách phân loại này được WTO đưa ra trong tuyên bố chung về dịch vụ pháp lý vào năm 2005. Tuyên bố này cũng đưa ra khái niệm rộng về dịch vụ pháp lý bao gồm: Dịch vụ tư vấn pháp luật; dịch vụ đại diện; dịch vụ trọng tài và hòa giải; dịch vụ tư vấn, chứng từ pháp lý và chứng thực được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ được ủy thác bằng các chức năng công như dịch vụ công chứng. Đối với nhóm dịch vụ cuối cùng, một số nước thành viên WTO cũng loại trừ những dịch vụ này ra khỏi phạm vi cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ đặc biệt là dịch vụ công chứng và dịch vụ thừa phát lại. WTO cũng hướng dẫn các hoạt động trên khơng nằm ngồi phạm vi của GATS, phù hợp với Điều I: 3 của GATS, loại trừ những dịch vụ này khi chúng được cung cấp không trên cơ sở thương mại hoặc không phải cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)