Chủ thể giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam hiện nay (Trang 26 - 31)

2.1.2.1. Người sử dụng lao động

Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá

nhân có th mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Như vậy, pháp luật chỉ quy định điều kiện về năng lực chủ thể đối với cá nhân, cá nhân “phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” thì mới trở thành người sử dụng lao động.

Căn cứ quy định về người sử dụng lao động nói chung (khoản 2 Điều 3, khoản 1 Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2012), các nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động đã quy định cụ thể về người sử dụng lao động nước ngoài (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động; khoản 1 Điều 1 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP). Theo đó, chủ thể trực tiếp giao kết hợp đồng lao động được chia thành các nhóm sau đây:

Nhóm thứ nhất, đối với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã thì người giao kết hợp đồng lao động là người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã ủy quyền hợp pháp.

Nhóm thứ hai, đối với người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật thì người giao kết hợp đồng lao động là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc người được người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền hợp pháp.

Nhóm thứ ba, đối với người sử dụng lao động là hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân thì người giao kết hợp đồng lao động là người được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức ủy quyền làm người đại diện theo quy định của pháp luật.

Nhóm thứ tư, đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì người giao kết hợp đồng lao động là cá nhân trực tiếp sử dụng lao động và không được ủy quyền cho người khác.

Việc ủy quyền giao kết hợp đồng của người sử dụng lao động phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền trong trường hợp này được thực hiện theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 47/2015/TT- BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (khoản 1 Điều 3 Thơng tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).

2.1.2.2. Người lao động nước ngồi

Theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động là cơng dân nước ngồi làm việc tại Việt Nam là một trong các đối tượng sau đây:

Thứ nhất, người lao động nước ngoài là nhà quản lý.

Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức (điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ).

Người quản lý doanh nghiệp theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh cơng ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (điểm b khoản 4 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ).

Thứ ba, người lao động nước ngồi là chun gia.

Chun gia là người có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngồi; hoặc có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí cơng việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam (trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định) (khoản 3 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ).

Thứ tư, người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật.

Lao động kỹ thuật là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo (khoản 5 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ).

Về độ tuổi lao động, pháp luật lao động Việt Nam quy định đối tượng người lao động nói chung phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên (khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012). Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2012, riêng đối với đối tượng lao động là người nước ngoài, người lao động còn phải đáp ứng thêm các yêu cầu về mặt chủ thể sau:

Thứ nhất, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Thứ hai, có trình độ chun mơn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

Thứ ba, không phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngồi.

Thứ tư, có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam (Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2012, điểm a và điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động), người lao động là công dân nước ngoài khi tham gia giao kết hợp đồng lao động sẽ thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

Thứ nhất, đối với người lao động nước ngoài là cá nhân thì người lao động tự quyết định và trực tiếp giao kết, không được ủy quyền cho người khác.

Thứ hai, đối với cơng việc theo mùa vụ, cơng việc nhất định có thời gian dưới 12 tháng thì nhóm người lao động nước ngồi có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động nước ngồi trong nhóm.

Việc ủy quyền giao kết hợp đồng phải được lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, chữ ký của người lao động nhận ủy quyền và từng người lao động trong nhóm ủy quyền; nội dung và thời hạn ủy quyền (khoản 2 Điều 3 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).

Mặt khác, người lao động nói chung và lao động nước ngồi nói riêng có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động miễn là đảm bảo việc thực hiện các nội dung đã giao kết (Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam hiện nay (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)