Sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết về việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam hiện nay (Trang 67 - 71)

động cho người lao động nước ngoài

Đề nghị xem xét sửa đổi các quy định về điều kiện, hồ sơ, giấy tờ đề nghị cấp giấy phép lao động theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Thứ nhất, đối với quy định về Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngồi khơng phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, có hai phương án như sau:

(1) Phương án một, bỏ quy định về Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

(2) Phương án hai, quy định cụ thể về thời gian cư trú của người lao

động nước ngoài được phép nộp Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp khi đề nghị cấp giấy phép lao động. Thời gian cư trú của người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động phải phù hợp với quy định về việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo pháp luật về lý lịch tư pháp tại Việt Nam.

Thứ hai, ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết về văn bản chứng minh trình độ chun mơn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Cụ thể:

(1) Về thời gian kinh nghiệm của các vị trí cơng việc nhà quản lý và giám đốc điều hành.

(2) Hướng dẫn cụ thể đối với các loại bằng cấp thể hiện trình độ,

chuyên môn của người lao động là công dân nước ngồi, thí dụ như cách quy đổi các loại bằng cấp, chứng chỉ nước ngoài theo các loại bằng cấp, chứng chỉ tại Việt Nam.

(3) Tiêu chí để xác định người lao động nước ngoài phù hợp với

những điều kiện về trình độ, chun mơn.

Tiểu kết chương 3

Hiện nay, song song với vấn đề mở cửa thị trường lao động, việc lao động là cơng dân nước ngồi vào Việt Nam làm việc trở nên thuận lợi hơn với số lượng ngày càng gia tăng, gây khó khăn trong cơng tác quản lý và sử dụng; do đó, cần phải có một khung pháp lý đủ mạnh để sử dụng hiệu quả nguồn lao động này nhưng đồng thời cũng bảo vệ được quyền lợi và cơ hội việc làm của lao động trong nước. Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật lao động trong giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài, trên đây luận văn đã đưa ra các định hướng và một số giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật nhằm hoàn thiện pháp luật lao động đối với lao động nước ngoài cũng như pháp luật lao động nói chung.

KẾT LUẬN

Giao kết hợp đồng lao động đóng vai trị quan trọng việc hình thành nên mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động nước ngoài và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường lao động với chủ trương thúc đẩy việc ký kết các điều ước quốc tế trong đó có các cam kết về lao động và việc làm, lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn mối quan hệ lao động mà một bên là người lao động nước ngoài và với các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Với đề tài “Giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước

ngoài theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay”, luận văn đã hệ thống hóa

một số vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài; làm rõ khái niệm hợp đồng lao động, người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động nước ngồi và ngun tắc, trình tự giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngồi. Đồng thời, phân tích một số quy định của pháp luật lao động, thực trạng áp dụng pháp luật lao động trong giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài, ghi nhận những kết quả đạt được trong quá trình hình thành và phát triển của pháp luật lao động và chỉ ra những hạn chế còn tồn tại khi áp dụng pháp luật. Trên cơ sở những lý luận và phân tích thực tiễn, luận văn đã đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật lao động và đề xuất một số giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật lao động về giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài.

kết hợp đồng lao đồng lao động với người lao động là cơng dân nước ngồi làm việc tại Việt Nam. Mặt khác, đặc trưng quan hệ lao động nói chung và quan hệ lao động với một bên là cơng dân nước ngồi nói riêng là liên tục vận động, phát triển, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Vì thế, đề tài này cần tiếp tục được nghiên cứu, phát triển với phạm vi nghiên cứu rộng hơn nhằm cung cấp một nguồn tư liệu quan trọng cho các cơ quan, tổ chức hữu quan trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn thiện pháp luật lao động; qua đó, nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý lực lượng lao động nước ngoài tại Việt Nam, phục vụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam hiện nay (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)