Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam hiện nay (Trang 50 - 54)

Theo thống kê từ Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang tăng nhanh trong những năm qua, năm 2008 có 52.633 người, năm 2016 có 82.585 người và đến đầu năm 2018 đã tăng lên khoảng 84.000 người. Lao động nước ngoài tại Việt Nam đến từ trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…; làm việc ở các vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động

kỹ thuật. Trong đó trên 95% tổng số lao động nước ngồi thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp giấy phép lao động.

Thời gian qua, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực lao động, nhiều văn bản quản lý nhà nước về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được ban hành tạo ra một hệ thống các văn bản pháp luật tương đối đầy đủ nhằm từng bước đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam tìm kiếm việc làm. Các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài được sửa đổi, bổ sung, cập nhật mới nhằm phát huy các ưu điểm và khắc phục các hạn chế phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng các văn bản pháp luật hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ trong việc chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài; cấp, cấp lại giấy phép lao động; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động và liên tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian thực hiện và phù hợp với thơng lệ quốc tế.

Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam năm 1987 là văn bản pháp lý đầu tiên thừa nhận việc tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, quy định về nguyên tắc tuyển dụng người nước ngồi vào làm việc tại xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đối với những cơng việc địi hỏi kỹ thuật cao mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Đến năm 1994, Bộ luật Lao động đầu tiên ra đời đã mở rộng quy định về đối tượng được tuyển dụng lao động nước ngồi, khơng chỉ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam như trước mà còn là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam. Bộ luật này cũng lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “giấy phép lao động” như là

một điều kiện lao động của người nước ngoài làm việc thường xun tại Việt Nam.

Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/CP ngày 03/10/1996 và Nghị định số 169/1999/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 58/CP về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam quy định cụ thể hơn về cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài. Đến năm 2003, Nghị định số 105/2003/NĐ-CP và Nghị định số 93/2005/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP quy định về thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài, thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động, nội dung hợp đồng lao động và một số trường hợp khơng phải có giấy phép lao động.

Từ năm 2007, khi Việt Nam chính thức trở thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các cam kết liên quan đến lao động nước ngồi đã được nội luật hóa trong pháp luật quốc gia. Nghị định số 34/2008/NĐ-CP và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34/2008/NĐ- CP ra đời, các quy định về thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động có sự thay đổi, quy định rõ hơn về giấy chứng nhận trình độ chun mơn, kỹ thuật của lao động nước ngồi; xóa bỏ và bổ sung một số đối tượng không phải xin giấy phép lao động.

Năm 2012, Bộ luật Lao động mới nhất được thơng qua và hiện cịn hiệu lực pháp lý, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật cũng ra đời. Nghị định số 102/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam với nội dung bao quát hơn các nghị định trước đó chỉ quy định về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngồi. Sau đó, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ra đời, thay thế Nghị định số 102/2013/NĐ-CP có sự điều chỉnh về một số quy định đối với người lao

động là cơng dân nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động, như:

Thứ nhất, thay đổi điều kiện để người lao động nước ngồi được cơng nhận là chuyên gia theo pháp luật lao động Việt Nam. Theo đó, người lao động nước ngồi là chun gia phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; thời gian kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí cơng việc mà người lao động nước ngồi dự kiến làm việc tại Việt Nam giảm từ 05 năm xuống 03 năm.

Thứ hai, quy định chi tiết hơn về điều kiện để xác định người lao động nước ngoài là nhà quản lý và giám đốc điều hành.

Thứ ba, quy định về việc giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của người sử dụng lao động với cơ quan có thẩm quyền nơi người lao động nước ngồi dự kiến làm việc thay vì nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Thực tiễn cho thấy người sử dụng lao động có thể đặt trụ sở chính ở địa phương này nhưng vẫn có chi nhánh, văn phịng dự án đặt tại những địa phương khác, người lao động có thể làm việc tại những văn phịng, chi nhánh này; quy định này tạo thuận lợi cho chính quyền địa phương nơi người lao động nước ngoài làm việc nắm bắt được số lượng người lao động nước ngoài làm việc tại địa phương mình.

Thứ tư, quy định cụ thể các nội dung mà nhà thầu cần kê khai về số lượng, trình độ chun mơn, năng lực chun mơn, kinh nghiệm của vị trí cơng việc cần huy động người lao động nước ngoài để đề nghị tuyển dụng lao động Việt Nam vào vị trí đó. Quy định này giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng tìm kiếm và giới thiệu người lao động Việt Nam có điều kiện phù hợp với từng vị trí việc làm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.

Thứ năm, về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, bổ sung quy định về thời hạn của giấy khám sức khỏe hoặc giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp là trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký đến ngày nộp hồ sơ. Quy định này khắc phục được tình trạng người lao động khơng đảm bảo sức khỏe như ghi nhận trong giấy chứng nhận sức khỏe vì thời điểm người lao động khám sức khỏe là quá lâu (trên 12 tháng và có thể từ 02 năm trở lên).

Thứ sáu, về thời gian mà Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người sử dụng lao động, rút ngắn thời gian từ 07 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc. Quy định này phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính, giảm thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nhận kết quả giải quyết.

Nghị định số 05/2015/NĐ-CP và Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về giao kết hợp đồng lao động nói chung như chủ thể trực tiếp giao kết, nội dung hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử, qua đó, rút ngắn được thời gian, chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động và người lao động nước ngồi trong q trình giao kết hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam hiện nay (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)