Quy định mở rộng đối tượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam hiện nay (Trang 64 - 65)

lao động trong thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước khi thực hiện quản lý về lĩnh vực lao động nói chung cũng như người lao động nước ngồi nói riêng.

Mặc khác, trong bối cảnh người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngày càng tăng và trở nên phức tạp, khó quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng khung pháp lý đủ mạnh nhằm điều chỉnh lực lượng lao động này và hỗ trợ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực lao động. Theo đó, trong tương lai, chế định về người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cần được phát triển thành một luật riêng để điều chỉnh về vấn đề này, hạn chế việc các quy định pháp luật về lao động nước ngoài nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân khi áp dụng pháp luật.

3.2.2. Quy định mở rộng đối tượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam việc tại Việt Nam

Nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về đường lối của Nhà nước ta trong việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định về quyền, nghĩa vụ

của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam là phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được pháp luật Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng, pháp luật lao động cần xem xét sửa đổi quy định về đối tượng người nước ngoài được phép lao động tại Việt Nam theo hướng mở rộng hơn các cơ hội làm việc của lao động nước ngoài sao cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam như Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP), các cam kết ASEAN về lao động...

Cụ thể, ngoài việc quy định về bốn đối tượng lao động nước ngoài như hiện nay (nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật), bổ sung quy định về đối tượng lao động nước ngoài là lao động phổ thông trong trường hợp lao động Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu về số lượng hoặc chất lượng. Quy định như thế này vừa bảo vệ được quyền làm việc của người lao động nước ngoài vừa bảo vệ được cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam trước áp lực cạnh tranh với lao động nước ngoài ngày càng tăng trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam hiện nay (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)