Phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam hiện nay (Trang 61 - 63)

LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam vềgiao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài

Các quy định điều chỉnh vấn đề người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong hệ thống pháp luật lao động hiện nay về cơ bản đã thể hiện đúng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường lao động, tạo điều kiện cho lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, thúc đẩy đầu tư nước ngồi, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, các quy định về giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngồi vẫn cịn hạn chế, một số nội dung chưa được quy định trong luật như trình tự giao kết hợp đồng lao động, loại hợp đồng lao động được phép giao kết…; một số quy định của pháp luật lao động chưa đảm bảo tính thống nhất.

Như vậy, hệ thống pháp luật lao động Việt Nam cần được điều chỉnh, sửa đổi các nội dung về người lao động là cơng dân nước ngồi làm việc tại Việt Nam theo hướng đồng bộ thống nhất các quy định pháp luật và phải đảm bảo những tiêu chí sau đây:

Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài; các quy định điều chỉnh vấn đề người lao động nước ngồi khơng trở thành rào cản đối với người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nước ngoài, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của lao động nước ngồi và khuyến khích những điều kiện việc làm có lợi hơn cho đối tượng này nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động Việt Nam.

Thứ ba, tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý lực lượng lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ tư, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc biệt là những cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tóm lại, qua phân tích kết quả đạt được, hạn chế, bất cập của quá trình áp dụng pháp luật, luận văn đưa ra một số phương hướng nhằm góp phần hồn thiện chế định giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam như sau:

Thứ nhất, tách nội dung người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thành một chương riêng trong Bộ luật Lao động. Bộ luật Lao động hiện hành gộp chung nội dung quy định về người lao động nước ngoài với nội dung người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để quy định thành một mục trong Chương XI: Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác. Việc xây dựng nội dung “người lao động nước ngoài tại Việt Nam” thành một chương riêng biệt trong Bộ luật Lao động với các quy định cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tham gia ký kết hợp đồng lao động với lao động nước ngoài trong việc áp dụng pháp luật cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.

Thứ hai, nghiên cứu khắc phục tồn tại, bất cập của các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động với lao động nước ngồi tại Việt Nam đặt ra trong q trình áp dụng thời gian qua nhằm đảm bảo tính hợp lý, thống nhất của các quy định pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Thứ ba, nghiên cứu bổ sung thêm các quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngồi trong q trình giao kết hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam hiện nay (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)