Pháp luật lao động Việt Nam trước đây không quy định cụ thể về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động. Bộ luật Lao động năm 2012 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên ghi nhận trực tiếp về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2012, có hai nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động như sau:
Thứ nhất, ngun tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
Tự nguyện là sự biểu hiện về mặt chủ quan của các bên, không chịu sự ép buộc khi tham gia giao kết hợp đồng lao động. Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng có sự tự nguyện về mặt ý chí. Nguyên tắc này phù hợp với quyền có việc làm và tự do lựa chọn việc làm của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, năng lực của các chủ thể là người lao động khơng đồng đều, nên sự tự nguyện này có thể bị chi phối bởi quy định về điều kiện chủ thể và những quy định khác của pháp luật trong một số trường hợp. Có thể nói, trong khn khổ pháp luật, ngun tắc tự nguyện là biểu hiện của tính hợp pháp, là một cơ sở quan trọng để ràng buộc cao hơn về trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng lao động và giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Nguyên tắc tự nguyện gắn liền với nguyên tắc bình đẳng, bởi vì chỉ trên cơ sở bình đẳng thì
Bình đẳng tức là người sử dụng lao động và người lao động có vai trị ngang nhau trong giao kết hợp đồng lao động, không bên nào phụ thuộc bên kia về mặt ý chí. Bình đẳng được thể hiện ở hai khía cạnh: (1) Bình đẳng trong việc bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của các bên; (2) Bình đẳng trong việc quyết định có tham gia giao kết hợp đồng hay khơng, mỗi bên là hồn tồn độc lập với bên kia. Tuy nhiên, bình đẳng giữa hai bên khi giao kết hợp đồng chỉ mang tính tương đối, bởi thực tế người lao động ln nằm ở vị trí yếu thế hơn trong quan hệ lao động. Chính vì vậy, ngun tắc này có ý nghĩa quan trọng hơn về mặt pháp lý.
Thiện chí, hợp tác thể hiện ở chỗ các bên có sự đồng thuận, thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong thỏa thuận, bàn bạc để đạt được mục đích cuối cùng là giao kết hợp đồng.
Trung thực là khơng có bên nào bị lừa dối, cưỡng bức giao kết hợp đồng trái với mong muốn của mình.
Thứ hai, ngun tắc khơng trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Đây là nguyên tắc liên quan đến việc thỏa thuận về các nội dung của hợp đồng trong quá trình giao kết hợp đồng lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong q trình thực hiện hợp đồng cũng như lợi ích chung của tồn xã hội.
Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tuy nhiên nội dung thỏa thuận vẫn phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật quy định về chuẩn mức tối thiểu về quyền (lương tối thiểu, thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu...) và tối đa về nghĩa vụ (thời giờ làm việc tối đa...) của người lao động, những điều cấm (cấm người sử dụng lao động
Ngồi việc khơng trái pháp luật, thỏa thuận giữa các bên còn phải tuân theo thỏa ước lao động tập thể đối với những nơi có thỏa ước lao động tập thể. Thỏa ước lao động tập thể là kết quả của việc thương lượng giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động nhằm xác lập các điều kiện lao động; nó được coi là “luật” của các doanh nghiệp, là cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Nội dung của thỏa ước có lợi hơn cho người lao động và khơng được trái pháp luật, tức là các chuẩn mức tối thiểu trong thỏa ước lao động tập thể sẽ cao hơn so với quy định của pháp luật.
Mặt khác, nội dung thỏa thuận không được trái đạo đức xã hội. Đạo đức xã hội là một phạm trù trừu tượng; có thể được hiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực hành vi của con người trong một xã hội nhất định. Đạo đức xã hội có sự phân biệt đối với từng quốc gia, vùng lãnh thổ. Cùng một hành vi, có thể phù hợp với đạo đức xã hội ở Việt Nam nhưng sẽ không phù hợp với đạo đức xã hội của quốc gia khác.