Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng lao động vô hiệu theo bộ luật lao động 2019 (Trang 64 - 68)

Các yêu cầu trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật lao động về HĐLĐ vô hiệu được khái quát thành các nội dung chính như sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ vô hiệu phải bảo vệ NLĐ

Quan hệ lao động cũng như nhiều quan hệ kinh tế khác trong thị trường, các chủ thể tham gia quan hệ không ngoài mục đích nhằm mưu cầu lợi ích cho mình. Tuy nhiên, do những tương quan khác nhau trong quan hệ lao động mà NLĐ thường bị bất lợi trong mối quan hệ kinh tế với NSDLĐ. Trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường, trước bối cảnh của toàn cầu hoá ngày càng sâu sắc và biến động của nền kinh tế, điều này càng cần phải được quan tâm.

Nhà nước đóng vai trò là bà đỡ của quan hệ lao động, thị trường lao động. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quyền tự do lựa chọn việc làm của công dân và quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng có trách nhiệm ngày càng lớn trong chức năng quản lý của mình. Bằng các chính sách và pháp luật, tạo ra những chuẩn mực, hành lang pháp luật hợp lý và mềm dẻo để cả NLĐ và NSDLĐ có thể thực hiện được và dễ dàng cùng nhau thương lượng, cùng nhau thoà thuận đạt được những điều kiện thuận lợi hơn cho NLĐ so với các quy định pháp luật lao động. Đồng thời, hướng dẫn hai bên xây dựng mối quan hệ lao động mới, hài hoà và ổn định vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ vô hiệu phải xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Quyền lợi của công nhân và giới chủ phải tách bạch, nghiêm cấm các hành vi vi phạm pháp luật lao động, đồng thời tăng cường cơ chế đảm bảo và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật HĐLĐ vô hiệu.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ vô hiệu phải phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia phê chuẩn, tiếp cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Tổ chức Lao động quốc tế đưa ra những tiêu chuẩn lao động cơ bản, trọng tâm nhất cần phải được quốc gia chú trọng xem xét phê chuẩn bao gồm: tự do liên kết và thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc; xóa bỏ lao động trẻ em; không phân biệt đối xử. Việt Nam là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế, vì vậy Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định của tổ chức này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình. Luật lao động nước ta phải phù hợp với các cam kết quốc tế là điều cần thiết và tất yếu. Đây cũng chính là cơ hội và điều kiện để nước ta có thể hội nhập quốc tế.

Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế từ năm 1980 và đến nay đã tham gia phê chuẩn 21 công ước và các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản có tính bắt buộc chung.

Ngoài ra, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia cũng sử dụng các tiêu chuẩn xã hội quốc tế về lao động thông qua “Bộ quy tắc ứng xử” để đánh giá thương hiệu của mình, xác lập các điều kiện lao động và đảm bảo quyền của NLĐ. Các Bộ quy tắc ứng xử sẽ thiết lập các nội dung dựa trên các tiêu chuẩn lao động quốc tế để doanh nghiệp xem xét, tham gia lựa chọn thực hiện. Vì vậy, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ vô hiệu, Việt Nam cũng cần phải xem xét, tiếp cận các tiêu chuẩn xã hội quốc tế về lao động.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ vô hiệu phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.

Như đã phân tích ở trên, hiện nay pháp luật nước ta đã có nhiều quy định mang tính hệ thống và toàn diện hơn về HĐLĐ vô hiệu. Quy định của BLLĐ 2019 về về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục xử lý HĐLĐ vô hiệu tương đối chi tiết và đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế và các mối quan hệ lao động trở nên phức tạp thì pháp luật HĐLĐ vô hiệu vẫn còn tồn tại một số điểm không phù hợp và ảnh hưởng tới tính khả thi

của các quy định này. Trong khi đó, tính khả thi là yêu cầu tất yếu của bất kỳ quy phạm pháp luật nào. Nếu không thể áp dụng vào thực tế thì những quy định của pháp luật đơn thuần chỉ là những quy định hình thức, không thể đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, không bảo đảm được chức năng của pháp luật. Do đó, đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật là một yêu cầu quan trọng trong việc hoàn thiện quy định pháp luật nói chung, pháp luật về HĐLĐ vô hiệu nói riêng nhằm hạn chế sự vi phạm trong lĩnh vực này.

Hiện nay, các vi phạm về HĐLĐ vô hiệu đang chiếm tỷ lệ cao và diễn biến ngày càng phức tạp. Vì vậy, các quy định của pháp luật về HĐLĐ vô hiệu nếu không khả thi thì sẽ gây thêm nhiều vướng mắc cho việc áp dụng, dẫn đến việc không những không hạn chế mà còn làm gia tăng vi phạm pháp luật cùng nhiều quan điểm, hướng giải quyết khác nhau, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong QHLĐ. Do đó, hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ vô hiệu cần đưa ra những quy định sát thực và có khả năng thực thi. Không chỉ thế, để tính thực thi đạt hiệu quả thì việc hoàn thiện pháp luật phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.

HĐLĐ nói chung và HĐLĐ vô hiệu nói riêng là những chế định mang những nét đặc thù riêng. Do đó hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ vô hiệu phải xuất phát từ bối cảnh thực tế của Việt Nam.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ vô hiệu phải đảm bảo tính thống nhất của các quy định về HĐLĐ vô hiệu trong mối tương quan với các vấn đề khác có liên quan.

Hệ thống pháp luật lao động nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung của nước ta đều mắc phải một điểm yếu là thiếu tính đồng bộ, tình trạng chồng chéo, mẫu thuẫn vẫn còn từ đó làm giảm tính khả thi của các quy phạm pháp luật. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trước tiên khi hoàn thiện là phải hình thành một hệ thống pháp luật thống nhất, khoa học và có tính khả thi cao để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực đời sống. Do đó, hoàn thiện pháp luật về

HĐLĐ vô hiệu phải đặt trong mối tương quan với các quan hệ pháp luật khác. Đây cũng là điều kiện đảm bảo tính khả thi của pháp luật về HĐLĐ vô hiệu.

Một là, vấn đề quan trọng nhất trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về HĐLĐ vô hiệu là hoàn thiện quy định về HĐLĐ. Bởi hành vi dẫn đến HĐLĐ vô hiệu phải dựa trên cơ sở giao kết HĐLĐ có hiệu lực trước đó của các bên chủ thể. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ vô hiệu cần lưu ý đến các quy định về nguyên tắc giao kết, nội dung của HĐLĐ. Hoàn thiện các quy định về HĐLĐ cũng có nghĩa là góp một phần lớn vào hoàn thiện quy định về HĐLĐ vô hiệu.

Hai là, hoàn thiện pháp luật về chấm dứt HĐLĐ cần xem xét đến vai trò của công đoàn, các tổ chức đại diện lao động, đảm bảo tốt hơn hoạt động của công đoàn, tổ chức đại diện NLĐ trong vấn đề bảo vệ quyền lợi cho NLĐ khi HĐLĐ vô hiệu. Bởi các tổ chức đại diện NLĐ được thành lập với trách nhiệm bảo vệ NLĐ, sự tham gia của các tổ chức đại diện lao động vào quan hệ HĐLĐ vô hiệu là cần thiết để bảo vệ NLĐ.

Ba là, giải quyết tranh chấp lao động với ý nghĩa là căn cứ pháp lý để giải quyết các xung đột, bất đồng giữa các bên trong vấn đề xử lý HĐLĐ vô hiệu cũng có ảnh hưởng nhất định trong việc hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ vô hiệu. Vi phạm pháp luật về HĐLĐ vô hiệu là vấn đề phức tạp trong thực tiễn và rất dễ dẫn đến tranh chấp lao động. Các phương pháp giải quyết tranh chấp lao động nói chung nếu được áp dụng đúng đắn và hiệu quả trong vấn đề giải quyết tranh chấp về HĐLĐ vô hiệu sẽ bảo đảm tốt quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Bốn là, các quy định xử phạt vi phạm hành chính với ý nghĩa răn đe, ngăn chặn vi phạm pháp luật cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ vô hiệu. Các mức xử phạt nói chung tương ứng với các hành vi cụ thể nếu được quy định rõ ràng, cụ thể và áp dụng đúng đắn sẽ đảm bảo hiệu quả thực hiện HĐLĐ ngay cả khi hợp đồng dẫn đến vô hiệu.

thống pháp luật lao động đồng bộ và hiệu quả, điều này góp phần xử lý triệt để và hợp lý các HĐLĐ vô hiệu phát sinh trong thực tiễn của quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng lao động vô hiệu theo bộ luật lao động 2019 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)