Về nguyên tắc, một hợp đồng nói chung bị coi là vơ hiệu tồn bộ sẽ khơng có giá trị pháp lý, khơng tồn tại bất cứ quyền và nghĩa vụ nào của các bên đối nhau cho dù hợp đồng đã thực hiện một phần hoặc tồn bộ. Điều đó có nghĩa giữa các bên coi như khơng có mối quan hệ nào đã xảy ra. Nếu theo nguyên tắc này việc xử lý HĐLĐ vơ hiệu sẽ khơng cịn phát sinh nhiều phức tạp. Các bên chỉ cần khôi phục lại trạng thái ban đầu như khi chưa có sự giao kết hợp đồng. Riêng đối với HĐLĐ vơ hiệu từng phần thì các phần nội dung khơng vơ hiệu vẫn được thừa nhận và có giá trị về mặt pháp lý.
Tuy nhiên, do các quan hệ trong các lĩnh vực khác nhau có đặc thù riêng, không giống nhau, cho nên việc xử lý hợp đồng vô hiệu trong các lĩnh vực cũng cần phải khác nhau.
Pháp luật lao động Nhật quy định HĐLĐ vô hiệu được xử lý theo nguyên tắc thay thế bằng một HĐLĐ khác, nội dung vô hiệu được thay bằng quy định tương ứng của pháp luật. Theo Điều 5 Luật Lương tối thiểu của Nhật, tiền lương do NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận mà thấp hơn tiền lương tối thiểu bị coi là vô hiệu và được thay thế bởi tiền lương tối thiểu được quy định trong Luật lương tối thiểu. Điều 14 Luật Cơng đồn có quy định, các điều khoản trái với Thỏa ước lao động làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ được thay thế bằng quy định của thỏa ước. Như vậy, cách thức xử lý HĐLĐ vô hiệu ở Nhật chưa đầy đủ, chỉ đặt ra vấn đề hủy bỏ nội dung vô hiệu và thay thế quy định tương ứng của pháp luật, mà chưa giải quyết những hậu quả phát sinh từ HĐLĐ vô hiệu. Hơn nữa, mặc dù thừa nhận HĐLĐ vô hiệu do vi phạm hình thức nhưng chưa có quy định về xử lý nó.
Ở nước ta, theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015, HĐDS vô hiệu được xử lý như sau:
Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Thứ hai, khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng
ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp khơng thể hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hồn trả.
Thứ ba, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả
lại hoa lợi, lợi tức đó.
Thứ tư, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thứ năm, việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan
đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, có thể nhận thấy nguyên tắc xử lý HĐDS vơ hiệu thể hiện một cách tồn diện đối với việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ sự vô hiệu của hợp đồng. Vấn đề xử lý tài sản của hợp đồng vô hiệu được quy định khá rõ ràng, cụ
thể. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bên có lỗi đưa hợp đồng vào tình trạng vơ hiệu.
Đối với HĐLĐ vô hiệu, không thể áp dụng hoàn toàn nguyên tắc xử lý nêu trên của HĐDS vô hiệu. Điều này chủ yếu xuất phát từ đặc thù của quan hệ lao động và một số yếu tố khác. Chẳng hạn, không thể thực hiện được việc hoàn trả sức lao động đã mua đối với NSDLĐ hoặc hoàn trả tiền lương đối với NLĐ. Bởi lẽ công việc trong hợp đồng do chính NLĐ thực hiện, nên việc buộc NSDLĐ hoàn trả lại sức lao động đó là khơng thực hiện được. Nếu thực hiện hoàn trả bằng tiền thì rất khó tính tốn vì đó là hàng hóa đặc biệt - hàng hóa sức lao động. Đối với NLĐ, tiền lương là nguồn sống chủ yếu của họ, vì vậy nếu đặt ra việc hồn trả là điều hết sức khó khăn.
Do đó, cần xử lý HĐLĐ vô hiệu theo các hướng như sau:
Một là, đối với những HĐLĐ vô hiệu từng phần sẽ được giải quyết theo
hướng yêu cầu các bên sửa đổi phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Sau khi các bên được sửa đổi thì hợp đồng được tiếp tục thực hiện và hợp đồng được coi như có hiệu lực kể từ khi giao kết. Phần quyền lợi chênh lệch mà một bên lẽ ra được hưởng nhưng chưa được hưởng sẽ được bên kia đền bù.
Hai là, đối với HĐLĐ vơ hiệu tồn bộ thì sẽ được giải quyết theo hướng HĐLĐ vô hiệu kể từ thời điểm giao kết; các bên chấm dứt việc thực hiện nội dung hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tiểu kết chương 1
Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về HĐLĐ vô hiệu, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Pháp luật thực định và khoa học pháp lý của các nước đều đề cập một cách gián tiếp về khái niệm HĐLĐ vô hiệu. Đối với pháp luật nước ta, hiện nay cũng chưa có một định nghĩa về HĐLĐ vơ hiệu chính thức và thống nhất.
2. Pháp luật hiện hành quy định về vấn đề HĐLĐ vơ hiệu cịn tồn tại những thiếu sót, hạn chế, các tiêu chí xác định cũng như hậu quả pháp lý của HĐLĐ vơ hiệu cũng chưa đầy đủ. Vì vậy, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động, cơ quan có thẩm quyền thiếu cơ sở pháp lý để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp kịp thời, hiệu quả, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động. Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải sửa đổi, bổ sung chế định HĐLĐ nói chung và các quy định về HĐLĐ vơ hiệu nói riêng nhằm làm cho chế định này ngày càng hồn thiện, có tính hệ thống, đồng bộ và toàn diện hơn.
Chương 2