Tuyên bố HĐLĐ vô hiệu là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm xác nhận một sự kiện, đó là HĐLĐ giao kết khơng có hiệu lực pháp luật. Tuyên bố HĐLĐ vô hiệu đồng nghĩa với việc chấm dứt HĐLĐ tại thời điểm tuyên bố vơ hiệu mà khơng có ý nghĩa là các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu như trong dân sự. Quan hệ lao động trong khoảng thời gian trước khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu được pháp luật thừa nhận như một "quan hệ lao động thực tế" và được đối xử tương tự như đối với một quan hệ HĐLĐ có hiệu lực pháp luật.
Tun bố HĐLĐ vơ hiệu có 3 đặc điểm sau:
(1) Việc tuyên bố HĐLĐ vô hiệu làm chấm dứt (vơ hiệu tồn bộ) hoặc làm thay đổi quan hệ lao động hợp đồng (vô hiệu từng phần), cho nên việc xác nhận một HĐLĐ vô hiệu là việc xác nhận một sự kiện pháp lý. Vì vậy chủ thể có thẩm quyền tun bố HĐLĐ vơ hiệu phải là một cơ quan nhà nước. Một tổ chức xã hội, phi chính phủ khơng có thẩm quyền này.
(2) Mục đích của việc tuyên bố và xử lý HĐLĐ vô hiệu là trả lại trạng thái thực của quan hệ lao động. Nếu HĐLĐ vơ hiệu tồn bộ thì ngay lập tức các bên phải chấm dứt việc thực hiện hợp đồng, vì thực chất giữa hai bên khơng có một HĐLĐ đúng nghĩa hoặc khơng được pháp luật thừa nhận có một HĐLĐ. Nếu là HĐLĐ vơ hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi những vấn đề vi phạm cho phù hợp pháp luật, cịn nếu khơng tự nguyện sửa đổi thì cơ quan có thẩm quyền buộc sửa đổi. Nếu các bên khơng muốn tiếp tục duy trì HĐLĐ, vì hợp đồng đã bị sửa đổi, thì phải chấm dứt HĐLĐ theo các điều kiện mà pháp luật cho phép (thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng).
(3) Việc xử lý HĐLĐ khơng phụ thuộc ý chí các bên trong hợp đồng. Quyết định xử lý HĐLĐ vơ hiệu mang tính quyền lực bắt buộc các bên phải tuân thủ, các bên không thể thỏa thuận để tiếp tục duy trì HĐLĐ vơ hiệu trừ trường hợp các bên thỏa thuận sửa đổi vi phạm. Với những đặc điểm trên, cơ quan
tuyên HĐLĐ vô hiệu và xử lý HĐLĐ vơ hiệu phải là một cơ quan có thẩm quyền (được pháp luật trao quyền), có kiến thức pháp luật sâu sắc và quyết định của cơ quan đó có ý nghĩa bắt buộc các bên.
Để xem xét một HĐLĐ có vơ hiệu hay khơng cần có những cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xác định do đó việc quy định về thẩm quyền và trình tự thủ tục tun bố HĐLĐ vơ hiệu là một vấn đề rất quan trọng. Hiện nay, BLLĐ năm 2012 quy định tại Khoản 1 Điều 51 về thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu thuộc về hai cơ quan, một cơ quan khối hành pháp, một cơ quan thuộc khối tư pháp là Thanh tra lao động, Tồ án nhân dân có quyền tun bố HĐLĐ vô hiệu.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi thanh tra lao động ra quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu và đưa ra nội dung yêu cầu buộc các bên phải thực hiện trong đó có cả u cầu khắc phục về lợi ích vật chất mà các bên phải thực hiện, bởi đây là loại hợp đồng song vụ, lợi ích của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Giả sử, trong quyết định của thanh tra có nội dung buộc NSDLĐ phải thanh toán một khoản tiền cho NLĐ vì lý do NSDLĐ trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. Vấn đề đặt ra là, nếu bên sử dụng lao động khơng thực hiện thì cơ quan nào chịu trách nhiệm cưỡng chế thi hành quyết định của thanh tra. Do đó, buộc NLĐ phải căn cứ vào quyết định tranh tra để khởi kiện NSDLĐ ra tòa. Như vậy, quy định về thẩm quyền tại BLLĐ năm 2012 như trên không gọn về thủ tục, gây tốn nhiều thời gian đối với NLĐ.
Còn theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, khi tòa án giải quyết việc tun bố HĐLĐ vơ hiệu, nếu tịa chấp nhận đơn yêu cầu của đương sự thì tịa có quyền ra quyết định tun bố HĐLĐ vô hiệu, xử lý hậu quả HĐLĐ. Quyết định của tịa, nếu khơng bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật và có tính cưỡng chế thi hành theo Luật Thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, cơ quan Thi hành án dân sự cứ việc căn cứ theo quyết định, bản án của tòa mà thực thi nhiệm vụ. Do vậy, việc thực thi phán quyết của tòa án vẫn khả thi hơn, hiệu quả hơn, đảm bảo hơn so với việc thực hiện quyết định của Thanh tra Lao động.
Khắc phục những hạn chế trong quy định của BLLĐ năm 2012 về thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, tại Điều 50 BLLĐ năm 2019 quy định: "Toà án nhân dân có quyền tun bố HĐLĐ vơ hiệu". Khác với quy định tại BLLĐ năm 2012 về thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu thuộc về hai cơ quan là Thanh tra Lao động và Tòa án nhân dân, với quy định trên, có thể hiểu thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vơ hiệu kể từ ngày BLLĐ 2019 có hiệu lực thuộc về một cơ quan duy nhất là Tòa án nhân dân. Qua phân tích, có thể khẳng định quy định trên của BLLĐ năm 2019 đồng thời cũng phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016, theo đó thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu chỉ thuộc về Tòa án nhân dân. Trước đây, theo quy định của BLLĐ năm 1994 thì Tịa án khơng có thẩm quyền xử lý HĐLĐ vơ hiệu. Tòa án chỉ có thẩm quyền kiến nghị với Thanh tra Lao động. Điều này vừa gây khó khăn cho Tịa án vừa khơng đảm bảo việc xử lý kịp thời HĐLĐ vơ hiệu. Có thể thấy, BLLĐ năm 2019 đã phát huy điểm tích cực của pháp luật hiện hành và tương thích với BLTTDS 2015 khi quy định thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vơ hiệu thuộc về Tịa án nhân dân. Bên cạnh đó, việc thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu ở pháp luật lao động được quy định thống nhất trong một điều luật, qua đó thì việc áp dụng pháp luật lao động được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Có thể nói, quyền tuyên bố HĐLĐ vơ hiệu thể hiện tính cưỡng chế của Nhà nước đối với các bên trong việc khắc phục các khuyết điểm của hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại, đồng thời đảm bảo cho trật tự pháp lý do Nhà nước đặt ra được thực hiện một cách đầy đủ và đúng đắn.