Hậu quả pháp lý của HĐLĐ vô hiệu là các hệ quả xảy ra theo quy định của pháp luật khi HĐLĐ vô hiệu.
Về nguyên tắc, một HĐLĐ nói chung bị coi là vơ hiệu tồn bộ sẽ khơng có giá trị pháp lý, khơng tồn tại bất cứ quyền và nghĩa vụ nào của các bên đối với nhau cho dù hợp đồng đã thực hiện được một phần hay tồn bộ. Điều đó có nghĩa là giữa các bên coi như khơng có mối quan hệ nào. Theo ngun tắc này,
việc xử lý HĐLĐ vô hiệu sẽ không phát sinh nhiều phức tạp, các bên chỉ cần khôi phục lại trạng thái ban đầu như khi chưa có sự thỏa thuận.
BLLĐ năm 2019 khơng có quy định rõ về hậu quả pháp lý của HĐLĐ vơ hiệu. Chính vì vậy, chúng ta có thể dựa vào các quy định của pháp luật dân sự là những nguyên tắc cơ bản được áp dụng cho việc giải quyết hậu quả của HĐLĐ vô hiệu. Cụ thể các quy định của pháp luật dân sự về vấn đề này đã được trình bày ở mục 1.3.2 của Chương 1. Trên cơ sở đó, có thể khái qt, HĐLĐ vơ hiệu dẫn đến các hậu quả pháp lý sau đây:
Đối với HĐLĐ vô hiệu từng phần: Phần nào bị vơ hiệu thì khơng có giá trị
thực hiện. Tùy theo từng trường hợp mà các bên có sự sửa đổi, bổ sung hay cơ quan có thẩm quyền có thể tun bố phần đó vơ hiệu và thay thế bằng một nội dung tương ứng được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động hoặc nội quy lao động.
Đối với HĐLĐ vơ hiệu tồn bộ: Trường hợp NLĐ chưa bắt đầu làm việc
thì nhìn chung giữa các bên chưa phát sinh quyền, nghĩa vụ với nhau và cũng không thể được phát sinh trong tương lai, bởi hợp đồng khơng có giá trị thực hiện kể từ thời điểm xác lập.
Trong trường hợp hợp đồng đã thực hiện, về nguyên tắc hợp đồng cũng khơng có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, nhìn chung khơng thể áp dụng ngun tắc "hồn trả những gì đã nhận được của các bên cho nhau". Do vậy, cần xử lý cho thời gian thực hiện hợp đồng như khi hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý. Nói cách khác, trong thời gian đó, các bên vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với nhau như khi HĐLĐ tồn tại một cách hợp pháp.