Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO CÔNG CHỨC cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 32 - 33)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Huyện Nhơn Trạch được thành lập năm 1994, là một huyện thuần nông với 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Trong định hướng phát triển, huyện Nhơn Trạch đã tập trung các nguồn lực đầu tư, phát huy lợi thế, lấy công nghiệp làm nền tảng đột phá phát triển kinh tế mà hạt nhân chính là xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và thương mại, chuyển dịch cơ cấu theo định hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiêp đều đạt theo chỉ tiêu của Nghị quyết đại học Đảng bộ lần thứ V. Trong đó, sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục tăng trưởng khá với giá trị sản xuất tăng bình quân đạt 18,4%. Về thương mại dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ có mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 25,6%, sản xuất nông nghiệp đạt 3,7% (Phương Linh, 2017 [21]).

về nhiều mặt. Trong năm 2019, trên địa bàn huyện có 21 dự án phát sinh mới gồm 18 dự án vốn FDI với tổng vốn đầu tư là 175 triệu USD và 1 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 107 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm 2019, có 3 dự án tăng vốn đầu tư, cụ thể là tăng 37 triệu USD, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 85.000 người lao động tại địa phương và trong khu vực. Bên cạnh việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp, huyện còn đặc biệt chú trọng phát triển cụm tiểu thủ công nghiệp để sắp xếp, thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào sản xuất tập trung nhằm góp phần chỉnh trang đô thị, khu dân cư và xây dựng nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.

Từ những đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Nhơn Trạch, người công chức mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho quê hương để được sự ghi nhận của làng, xã. Chính đặc điểm đó khi tạo động lực cho công chức cấp xã thì người lãnh đạo cần chú ý đến sự khích lệ, động viên về tinh thần, sự ghi nhận đóng góp của họ đối với địa phương công tác trước làng xã là nguồn động lức to lớn để công chức cấp xã cống hiến hết mình.

Trong huyện, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, kinh tế trong huyện chưa tương xứng với vị trí cũng như thu nhập của người dân cũng như thu nhập của công chức cấp xã còn thấp và nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong khi đó nguồn ngân sách còn hạn hẹp vì vậy chính sách

tạo động lực trong huyện là biện pháp kinh tế không thể thiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO CÔNG CHỨC cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)