6. Kết cấu của đề tài
2.3. Đánh giá chung về động lực và tạo động lực làm việc đội ngũ công chức xã
chức xã trên địa bàn huyện Nhơn Trạch:
Nhìn chung, đội ngũ nhân lực cán bộ, công chức, viên chức các xã của huyện Nhơn Trạch cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý, lãnh đạo các cấp phát huy tốt vai trò, năng
lực của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của hệ thống chính trị. Đa số cán bộ, công chức các xã của huyện Nhơn Trạch hoạt động khá, đạt yêu cầu nhiệm vụ đề ra, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, giữ vững đạo đức, phẩm chất. Khi làm việc, có ý thức tổ chức, kỷ luật, chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân, có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ kinh tế đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Toàn huyện Nhơn Trạch, đội ngũ nhân lực cán bộ, công chức, viên chức cấp xã đang có nhiều thay đổi để hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống nhân dân của các xã thuộc huyện Nhơn Trạch từng bước được cải thiện, xã hội ngày càng phát triển tích cực về nhiều mặt đối với. Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, tạo sự chuyển biến lớn về tư tưởng, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức.
Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các xã thuộc huyện Nhơn Trạch có các biểu hiện suy thoái, thiếu gương mẫu về lối sống. Vẫn còn những cán bộ, công chức, viên chức cấp xã của huyện Nhơn Trạch có biểu hiện thiếu động lực làm việc, tinh thần không gắn bó với tổ chức, còn sai phạm. Các vi phạm chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như đất đai, xây dựng, công an, y tế, giao thông... Đặc biệt, có nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chuẩn mực công vụ và nghề nghiệp gây hậu quả trong công tác tại địa phương. Quản lý buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong nhiều năm; công chức lợi dụng vị trí việc làm để vi phạm pháp luật, vi phạm tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, xâm phạm danh dự của người khác; một số cán bộ dự án “rút ruột” công trình; một số cán bộ công chức, thanh tra nhận tiền “lót đường” của doanh nghiệp, của các cá nhân buôn bán đất đai,
trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để cấp dưới để xảy ra sai phạm gây nhiều dư luận, bức xúc; một số công chức, viên chức làm việc ngoài nhiều hơn việc cơ quan; công chức làm công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã cũng hách dịch, vụng về, gây khó khăn cho cá nhân khi liên hệ công việc... Bên cạnh đó, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức làm việc không giờ, tham dự liên hoan, tiệc tùng tại một số xã vẫn diễn ra, đùn đẩy trách nhiệm, giải quyết công việc không đúng quy định, hướng dẫn, giải thích công việc cho người dân vòng vo, khó hiểu, thái độ làm việc hời hợt, thiếu nhiệt tình và thiếu thân thiện, thiếu nhiệt tình trong việc tiếp công dân.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai và UBND huyện Nhơn Trạch về tăng cường cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục, thành phần hồ sơ, đây là chủ trương được nhân dân đồng tình ủng hộ. Qua đó, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc, bước đầu mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, thời gian qua vẫn xuất hiện tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ, công chức, viên chức yêu cầu bổ sung một số thành phần hồ sơ không có trong thủ tục hành chính, công tác tiếp công dân còn lơ là, hình thức; cán bộ làm công tác địa chính được hướng dẫn chưa đầy đủ, nhiều lần, có hiện tượng vòi vĩnh, ngâm hồ sơ để trục lợi. Trong việc thực hiện nhiệm vụ, công tác tiếp xúc, tiếp nhận hồ sơ giải quyết công việc cho nhân dân, một số cán bộ, công chức, viên chức tỏ rõ thái độ hách dịch, nhũng nhiễu khi giải quyết công việc, gợi ý, vòi vĩnh trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách công việc, chưa thường xuyên học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác hạn chế; một số đơn vị, tình trạng mất đoàn kết nội bộ vẫn còn xảy ra, có biểu hiện cục bộ, kèn cựa địa vị, ganh tị, bè phái, lợi ích nhóm, trong thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn không phối hợp với nhau, làm việc theo kiểu “mạnh ai nấy làm” dẫn đến hiệu quả công việc không cao.
Trong khi đó việc nhận xét đánh giá cán bộ, công chức, viên chức cuối năm các cơ quan, đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc, vẫn còn mang tính hình thức, đánh giá chung chung và cả nể; công tác thực hiện chế độ báo cáo không trung thực, bao che cho những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.
Theo báo cáo của các các xã thuộc huyện Nhơn Trạch năm 2019, về tình hình đánh giá công chức cuối năm tỉ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã là 2,31%, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 73,39%, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực là 24,31%. Không có cán bộ, công chức, viên chức cấp xã không hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên trên thực tế dựa trên việc theo dõi, quản lý về cán bộ, công chức của Sở Nội vụ, số cán bộ, công chức cấp xã không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỉ lệ 3,2%. Số cán bộ, công chức cấp xã không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỉ lệ 4,1%.
Như vậy, trên thực tế cán bộ, công chức, viên chức thiếu động lực làm việc, có vi phạm kỷ luật và bị xử lý kỷ luật, tuy nhiên công tác đánh giá cuối năm các xã vẫn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ, ở một số đơn vị thủ trưởng đơn vị bị xử lý kỷ luật nhưng khi báo cáo lên cấp trên cơ quan, đơn vị không báo cáo, do đó đã ảnh hưởng đến công tác báo cáo chung.
2.4. Đánh giá cụ thể về động lực và tạo động lực làm việc đội ngũ công chức xã trên địa bàn huyện Nhơn Trạch:
(i.) Đặc điểm đội ngũ công chức cấp xã huyện Nhơn Trạch
Về số đơn vị hành chính, qua nhiều lần thay đổi tách và nhập các xã, hiện nay Huyện Nhơn Trạch có 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Hiệp Phước và 11 xã: Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú
Hội (huyện lỵ), Phú Thạnh, Phú Hữu, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh. Huyện Nhơn Trạch, các cơ quan hành chính huyện đóng tại xã Phú Hội. Với 11 đơn vị hành chính cấp xã, số lượng công chức cấp xã huyện Nhơn Trạch hiện nay là 220 công chức là phù hợp với quy định số lượng vị trí việc làm trong từng xã.
Trong tổng số 220 công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nhơn Trạch hiện nay, số công chức là nam giới chiếm 69%, công chức là nữ giới chiếm 31%.
Về độ tuổi của công chức cấp xã huyện Nhơn Trạch thì nhóm công chức có độ tuổi từ 30 tuổi trở xuống là 51 người chiếm 23,15% tổng số công chức. Nhóm công chức từ 31 tuổi đến 40 tuổi là 89 người chiếm 40,2% tổng số công chức của huyện. Mức tuổi này là thời kỳ công chức ở độ tuổi trẻ và đóng góp tốt nhất cả về trí và lực cho hoạt động công vụ. Nhóm độ tuổi từ 41 tuổi đến 50 tuổi công chức cấp xã toàn huyện có 40 người chiếm 18% và số công chức cấp xã của huyện nhóm công chức có độ tuổi trên 50 là 40 người chiếm 18,1% trong tổng số công chức cấp xã của toàn huyện.
Về trình độ chính trị, chuyên môn của công chức cấp xã huyện Nhơn Trạch, qua số liệu thứ cấp thu thập từ Phòng nội vụ huyện Nhơn Trạch vào tháng 12/2020 cho thấy, trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện Nhơn Trạch được đào tạo với trình độ chuyên môn vững, trong đó số lượng công chức có trình độ sau đại học là 8%, số lượng công chức có trình độ đại
Nguồn: Phòng nội vụ huyện Nhơn Trạch, 2020
học là 62% chiếm tỷ lệ cao nhất, số công chức tốt nghiệp cao đẳng là 15%, số người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp là 11%. Có thể nói, trình độ chuyen môn đào tạo trong huyện khá cao và đây chính là lợi thế, tuy nhiên nó chưa phản ánh hết được năng lực, chất lượng thực thi công vụ.
(ii.) Thực trạng động lực và tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tại huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai
Như đã phân tích ở trong phần lý thuyết về động lực, động lực làm việc là nhân tố quan trọng thúc đẩy con người nói chung, công chức cấp xã nói riêng làm việc một cách tích cực, hiệu quả, tự nguyện. Động lực làm việc giúp công chức làm việc hăng say, nỗ lực hết mình để cống hiến cho công việc. Có thể nói, rất khó để đo lường, định lượng một cách chính xác về động lực làm việc của công chức cấp xã huyện Nhơn Trạch vì còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan, khách quan, điều kiện kinh tế, đặc điểm của từng địa phương khác nhau trong huyện. Vì vậy, tác giả đã tiến hành điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu với các công chức quản lý, công chức phụ trách về công chức cấp xã tại phòng Nội vụ huyện, các cán bô, công chức cấp xã, người dân địa phương để thu thập thông tin, so sánh thông tin.
Về hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của công chức cấp xã, theo quy định của nhà nước thì thời gian làm việc của công chức là 8 giờ/ngày. Công chức cấp xã cũng phải làm việc 8 giờ/ngày theo quy định chung của nhà nước. Vấn đề sử dụng thời gian làm việc của công chức luôn là vấn đề nóng
Nguồn: Phòng nội vụ huyện Nhơn Trạch, 2020
được bàn luận bây lâu nay, đặc biệt là ở cấp xã nơi mà trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước đi vào đời sống thì việc sử dụng hiệu quả thời gian làm việc góp phần quan trọng đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước. Huyện Nhơn Trạch là nơi có nền kinh tế đang có sự phát triển cao và năng động, việc sử dụng thời gian làm việc hiệu quả góp phần đóng góp cho sự phát triển chung của các xã, huyện Nhơn Trạch và của tỉnh Đồng Nai. Kết quả điều tra, khảo sát trên thực tế việc sử dụng thời gian làm việc của công chức cấp xã huyện Nhơn Trạch.
Nhiều cán bộ, công chức làm việc không đủ thời gian so với quy định cho thấy vấn đề hiện nay là sự lãng phí thời gian làm việc rất lớn của công chức cấp xã. Qua khảo sát thực tế cho thấy, có 5,6% công chức cấp xã làm việc dưới 5 giờ trong ngày, tức làm hao phí đến 37,5% thời gian bình quân làm việc là một tỷ lệ rất lớn. Nhiều công chức xã đến cơ quan chỉ làm có buổi sáng hoặc chiều vì lý do khác nhau nên đã về sớm. Số công chức cấp xã làm việc từ 5 đến 7 giờ là 18,7%, tức là lấy mất từ 12,5% đến 37,5% số giờ làm việc bình quân ngày với những lý do thường thấy là về sớm do việc cá nhân như đưa, đón con đi học, công việc gia đình, làng xóm... Số lượng công chức làm đủ 8 giờ trong ngày là 74,5%, đa số công chức vẫn làm đủ thời gian, chấp hành nội quy về thời gian làm việc trong ngày. Có 1,2% số lượng công chức làm việc trên 8 giờ trong ngày do khối lượng công việc nhiều.
Nguồn: Tác giả khảo sát tháng tại các xã thuộc huyện Nhơn Trạch, 12/2020
Hình 2.3. Thời gian làm viêc trung bình ngày của công chức cấp xã, 1.2% 5.6% 18.7% 74.5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Trên 8 giờ/ngày Dưới 5 giờ/ngày Từ 5 đến 7 giờ/ngày Đủ 8 giờ/ngày
Thực tế cho thấy thời gian làm việc của công chức cấp xã ở huyện Nhơn Trạch rất ít và việc sử dụng thời gian không hiệu quả trong giờ làm việc, họ thường đi muộn về sớm, đến cơ quan lại sử dụng thời gian làm việc cho sử dụng internet và chuyện cá nhân. Hiệu suất sử dụng thời gian lãng phí như vậy cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
Theo khảo sát công chức cấp xã ở huyện Nhơn Trạch, họ cho rằng tiền lương không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình nên họ phải tranh thủ kiếm thêm bằng nhiều nghề bên ngoài như kinh doanh nhỏ hoặc tham gia sàn bất động sản để có thêm thu nhập.
Tiền lương giữa người làm nhiều việc và người làm ít việc là như nhau nên họ cũng không muốn quá cố gắng trong công việc.
Về mức độ nỗ lực trong công việc của công chức cấp xã, hiệu quả trong công việc công vụ phụ thuộc rất lớn vào tinh thần trách nhiệm cũng như tự giác bằng sự nỗ lực hết mình của người công chức. Để có được tinh thần tự nguyện như vậy thì người công chức phải có sự yêu thích nghề nghiệp, quan tâm và luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, đồng thời họ cũng phải có động lực để làm công việc mà họ yêu thích. Sự nỗ lực trong công việc chính là sự đam mê, lòng nhiệt huyết, tâm huyết với công việc được giao, quyết tâm hoàn thành công việc dù trong mọi hoàn cảnh cũng như giá trị tiền thưởng.
Thực trạng của một bộ phận công chức cấp xã huyện Nhơn Trạch hiện nay là họ chưa thực sự yêu thích, hứng thú với công việc được giao, chưa quan tâm đến trọng trách mà mình phải đảm nhiệm. Ngoài ra, họ chưa thực sự quan tâm đến chất lượng công việc vì họ còn phải dành nhiều thời gian cho công việc làm thêm bên ngoài nhằm kiếm thêm thu nhập cao hơn lương để nuôi sống bản thân và gia đình, chính việc này đã làm giảm đi sự quan tâm đến công việc. Ngược lại, công chức cấp xã huyện Nhơn Trạch có động lực làm việc, đặc biệt là các chế độ đãi ngộ, lương thưởng thì họ sẽ chuyên tâm, nhiệt tình với công việc của mình mà không bị cảm thấy áp lực nặng nề, chán
nản trong nhiệm vụ được giao, các công chức sẽ trau dồi kiến thức, tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ, trách nhiệm để hoàn thành công việc của mình. Nếu công chức không có động lực làm việc thì họ luôn trong trạng thái chán nản, ngại việc khó, không chuyên tâm vào công việc được giao dẫn tới kết quả thấp. Sự nỗ lực trong công việc của công chức xã huyện Nhơn Trạch được khảo sát thực tế cho thấy thực trạng như sau:
Kết quả khảo sát cho thấy, sự nỗ lực trong làm việc hiện nay của công chức cấp xã huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vẫn còn thấp, chỉ có 3,2% số công chức là nỗ lực rất cao trong làm việc và 16,2% là nỗ lực cao, trong khi đó 56,2% số công chức được khảo sát cho thấy mực làm việc ở mức vừa phải khi làm việc. Điều đáng lưu ý, một tỷ lệ rất cao công chức khi khảo sát đã trả lời mức độ nỗ lực của họ rất thấp 4,3%, thấp là 24,4%. Khi công chức không nỗ lực làm việc thì hệ quả tất yếu là hiệu quả công việc sẽ thấp, gây tâm lý chán nản thậm chí là sự tiêu cực trong công việc. Đa số khi được hỏi mong muốn có động lực để làm việc hăng say và hiệu quả hơn, yêu công việc hơn.
Về mức độ yên tâm với vị trí làm việc của công chức cấp xã, do tính đặc