Về những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO CÔNG CHỨC cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 57 - 58)

6. Kết cấu của đề tài

2.5.2. Về những hạn chế

 Việc bố trí sử dụng cán bộ, công chức còn nhiều trường hợp chưa đúng với chuyên môn được đào tạo, do đó chưa phát huy được hiệu quả, tính sáng tạo trong công việc. Tâm lý nhòm ngó, ganh tỵ còn xảy ra ở một bộ phận cán bộ, công chức chưa qua trình độ chuyên môn (mà những đối tượng này thường có nhiều ở xã, phường). Chưa có tiêu chuẩn và tiêu chí phù hợp trong đánh giá cán bộ, dẫn đến mâu thuẫn giữa chính sách tiền lương và đóng góp thực tế, giữa năng lực thực có và bố trí công việc, giữa kết quả công việc với chức danh đảm nhiệm.

 Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt chưa đồng đều về kiến thức nghiệp vụ, một số năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa bằng cấp có được của một số người với năng lực thực tế mà họ thể hiện trên thực tế. Hiện nay, đối tượng là cán bộ không chuyên trách ở xã chiếm tỷ trọng lớn trong số lượng cán bộ, công chức xã, phường, nhưng theo

quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, những cán bộ không chuyên trách được được hưởng chế độ phụ cấp. Tình trạng khép kín trong công tác quy hoạch cán bộ, đối tượng lựa chọn đưa vào danh sách dự nguồn ở cấp xã thuộc huyện Nhơn Trạch hiện nay hầu hết chỉ bó hẹp trong phạm vi cán bộ của địa phương, chưa mở rộng đối tượng, chưa tích cực, chủ động tạo nguồn mới, đặc biệt chưa có sự quy hoạch cán bộ liên thông theo ngành, lĩnh vực giữa xã, với huyện và ngược lại. Chính những bất cập này đã làm giảm tinh thần và nhiệt huyết phấn đầu của cán bộ trẻ hoặc là những người không chuyên trách.

 Môi trường và điều kiện làm việc mới chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản trong công việc của công chức cấp xã trong huyện, cải cách hành chính còn chậm, ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin còn hạn chế, giảm năng suất lao động và động lực làm việc của công chức.

 Mặc dù đội ngũ công chức trẻ giàu tính nhiệt huyết và sức trẻ nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, nên khi gặp tình huống khó khăn sẽ phải cần sự giúp đỡ nhiều của những người có nhiều kinh nghiệm hơn. Đội ngũ cán bộ trẻ chưa xác định rõ mục tiêu, định hướng nghề nghiệp nên ảnh hưởng đến ý chí phấn đấu, vươn lên các vị trí cao hơn. Từ đó dẫn đến hiệu quả, năng suất lao động thấp, làm việc bỏ bê công việc.

 Chính chế độ tiền lương còn thấp, chưa thực sự dựa trên kết quả công việc, dẫn đến là công chức chưa chuyên tâm với công việc chính gắn với vị trí mà họ đảm nhận tại cơ quan xã. Chế độ phụ cấp đối với đội ngũ công chức cấp xã còn thấp, không đủ đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO CÔNG CHỨC cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 57 - 58)