Đổi mới phong cách lãnh đạo trong chính quyền xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO CÔNG CHỨC cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 72 - 73)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.4. Đổi mới phong cách lãnh đạo trong chính quyền xã

Tinh thần trách nhiệm và sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà tỉnh đề ra. Tuy nhiên, cách thức, lề lối lãnh đạo cũ sáo mòn bao giờ cũng đi với sự trì trệ, bảo thủ, hiệu quả thấp kém; đổi mới, năng động, sáng tạo thì sẽ tạo ra bước đột phá đưa địa phương phát triển đi lên. Đổi mới phương thức lãnh đạo trong chính quyền cấp xã góp phần nâng cao vai trò, uy tín của chính quyền cấp xã, cấp huyện Nhơn Trạch nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung.

Việc đổi mới, xây dựng phong cách công tác của cán bộ Nhà nước cấp xã và huyện Nhơn Trạch cần thuân theo các tiêu chí sau:

 Đổi mới việc quản lý, bồi dưỡng về phong cách công tác của cán bộ. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với nâng cao phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, lối sống, kỹ năng và phương pháp lãnh đạo, quản lý.

 Đổi mới chính sách, chế độ đãi ngộ, bảo đảm lợi ích vật chất, tinh thần, cải thiện đời sống cán bộ gắn với việc sàng lọc, loại khỏi bộ máy những công chức, viên chức thoái hoá, biến chất, yếu kém về phẩm chất, năng lực, đạo đức, phương pháp, tác phong công tác, vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm với công việc, mất uy tín trong tập thể cơ quan, đơn vị và với quần chúng.  Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối

sống; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết thực, hiệu quả. Đề cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, gắn với sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ của tổ chức, cơ quan, đơn vị và lãnh đạo cấp trên; thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình. Coi trọng phong cách nêu gương, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ về phẩm chất, năng lực, đạo đức, phương pháp, tác phong công tác. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên phải là tấm gương sáng đối với cấp dưới. Động viên, khuyến khích, ủng hộ, bảo vệ những cán bộ cấp xã dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng.

 Đổi mới, hoàn thiện hệ thống thể chế, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch. Thực hiện đầy đủ, đúng đắn các nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động công vụ

 Đổi mới, hoàn thiện và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan nhà nước tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tiếp xúc với cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ chủ chốt của các đơn vị; công chức, viên chức được kiểm tra, giám sát, góp ý kiến phê bình cán bộ lãnh đạo. Để công chức, cán bộ cấp dưới có động lực làm việc và gắn bó với tổ chức, trước hết phải có sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ từ lãnh đạo. Các lãnh đạo cấp xã và huyện Nhơn Trạch cần tiếp tục áp dụng và xây dựng “Nét văn hóa” lắng nghe ý kiến của nhân viên, đồng thời, tiếp tục xây dựng cơ chế nhằm tạo sự công bằng giữa các phòng, ban, đơn vị và cá nhân. Đây là điểm tựa tuyệt đối để nhân viên tin tưởng gắn bó một chặng đường dài với tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO CÔNG CHỨC cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)