Đối tượng của QLNN về GDPL cho sinh viên là hệ thống các thiết chế, chủ thể thực hiện mọi hoạt động GDPL cho sinh viên trong phạm vi cả nước.
Đối tượng của QLNN về GDPL cho sinh viên gồm:
Một là, Hội đồng phối hợp PBGDPL
Theo điều Điều 7 của Luật PBGDPL thì HĐPHPBGDPL được thành lập ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, UBND cấp tỉnh và cấp huyện về công
tác GDPL cho sinh viên và huy động nguồn lực cho công tác GDPL cho sinh viên; và cơ quan thường trực HĐPHPBGDPL của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của UBND cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của UBND cấp huyện là Phòng Tư pháp.
Theo Điều 1, Quy chế hoạt động của HĐPHPBGDPL thì HĐPHPBGDPL của Chính phủ, là tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức ở trung ương và địa phương về cơng tác GDPL cho sinh viên; duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh công tác GDPL cho sinh viên.
Trên cơ sở kế hoạch chung của Chính phủ, HĐPH PBGDPL có nhiệm vụ đề ra kế hoạch GDPL cho sinh viên hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và địa phương thực hiện GDPL; sơ kết, tổng kết và tổ chức thi đua khen thưởng về công tác GDPL trên phạm vi cả nước; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ [6].
Hai là, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và thành viên các tổ hòa giải
ở cơ sở.
Báo cáo viên pháp luật cho sinh viên: là cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong cơng tác; có khả năng truyền đạt; có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất 2 năm; trường hợp khơng có bằng tốt nghiệp đại học luật nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác phải có thời gian cơng tác liên quan đến pháp luật ít nhất 3 năm. Báo cáo viên pháp luật phải được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cơng nhận. Trình tự, thủ tục cơng nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Tuyên truyền viên pháp luật cho sinh viên: là người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật, được xem xét để công nhận là tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn hoặc được mời tham gia GDPL cho sinh viên ở cơ sở. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và thành viên các tổ hòa giải ở cơ sở đều phải thực hiện các nhiệm vụ được HĐPH PBGDPL ở mỗi cấp phân cơng, chịu
sự quản lý của chính quyền địa phương của cấp đó, cụ thể:
- Tham gia vào một ban hoặc một lĩnh vực công tác của HĐPH PBGDPL phân công.
- Tham dự các phiên họp của HĐPH PBGDPL. Nếu vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch HĐPHPBGDPL; đồng thời cử người tham dự phiên họp, gửi ý kiến của mình bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo;
- Đề xuất với HĐPH PBGDPL, với các ban của hội đồng các biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả GDPL cho sinh viên; đề nghị HĐPH PBGDPL, các ban của hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác GDPL cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị được phân công phụ trách về việc thực hiện kế hoạch GDPL cho sinh viên của Chính phủ, của hội đồng và thường xuyên thông tin cho cơ quan thường trực về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐPHPBGDPL, Trưởng ban mà mình là thành viên;
- Được cung cấp các tài liệu GDPL cho sinh viên.
Ba là, đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học
Đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học được gọi là nhà giáo. Theo Khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục năm 2005 quy định nhà giáo phải có những tiêu chuẩn như: phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng. Theo đó, đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học dạy các môn pháp luật là lực lượng nòng cốt, trực tiếp thực hiện hoạt động GDPL cho sinh viên. Vì vậy, đội ngũ này cần được đảm bảo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương tăng cường GDPL trong nhà trường thơng qua các chương trình mơn học, giáo trình, tài liệu giảng dạy pháp luật đảm bảo đúng tinh thần và nội dung của Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Vì vậy, mơn pháp luật là mơn học quan trọng trong chương trình đào tạo đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trong đề cương chương trình chung và đã được đưa vào giảng dạy chính thức tại các trường trên cả nước.
Môn pháp luật là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật, các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật Hiến pháp, Pháp luật Dân sự, Pháp luật Lao động, Luật Hành chính, Pháp luật Hình sự, Luật Phịng, chống tham nhũng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) và Luật quốc tế. Bên cạnh trang bị những kiến thức cơ bản cho sinh viên về pháp luật, mơn học cịn xây dựng ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”cho mỗi cá nhân.Trên cơ sở đó giúp họ hình thành ý thức và thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. Ngồi ra, mơn học pháp luật cịn giúp sinh viên có điều kiện dễ tiếp thu kiến thức với các mơn học khác có liên quan đến pháp luật, vì đây là những kiến thức có tính chất đại cương, nền tảng về nhà nước và pháp luật Việt Nam.
Như vậy, mơn pháp luật là một mơn rất quan trọng, góp phần giáo dục tồn diện cho sinh viên, vì vậy giảng viên dạy pháp luật không chỉ là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một nhà giáo nói chung mà phải có trình độ chun mơn nghề nghiệp mới có thể truyền thụ được những kiến thức cơ bản về pháp luật cho sinh viên.