viên tại tỉnh Hà Nam
Công tác QLNN về GDPL cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Nam được giao trách nhiệm cho UBND tỉnh, HĐPH công tác PBGDPL, Sở tư pháp, Sở Giáo dục đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Đảng ủy, Ban Giám hiệu các Trường đại học, cao đẳng….Hàng năm, UBND tỉnh ban hành các kế hoạch về PBGDPL, xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức cụ thể; đồng thời chỉ đạo Sở tư pháp, Sở Giáo dục đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai và thường xuyên kiểm tra công tác PBGDPL cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục; quan tâm tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giảng viên dạy pháp luật tại các cơ sở đào tạo.
HĐPH công tác PBGDPL các cấp được thành lập trên cơ sở Chỉ thị 02 và Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ năm 1998 theo hướng dẫn của cơ quan thường trực HĐPHPBGDPL của Chính phủ. Đặc biệt, sau khi có Chỉ thị 32-CT/TW và Quyết định số 27/2013/QĐ – TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, HĐPH PBGDPL các cấp ở tỉnh Hà Nam được thành lập và dần được kiện toàn, củng cố về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Ở cấp tỉnh, Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo của các sở, ban, ngành, đoàn thể là thành viên Hội đồng; trong đó,
Phó chủ tịch UBND tỉnh là Chủ tịch Hội đồng; Giám đốc Sở Tư pháp là Phó Chủ tịch. Số lượng thành viên HĐPH công tác PBGDPL tỉnh năm 2013 gồm 26 thành viên đảm bảo đúng cơ cấu, thành phần theo quy định của Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg. HĐPHPBGDPL của các huyện, thành, thị có từ 23-29 thành viên/huyện với tổng số thành viên là 156. Ở cấp xã, Hội đồng có từ 05 đến 09 thành viên. Chất lượng hoạt động của Ban/Tổ tuyên truyền pháp luật ở nhiều cơ quan, đơn vị, trường học tiếp tục củng cố, nâng cao. Các Hội đồng hoặc Tổ tuyên truyền pháp luật đã ban hành Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cho các thành viên và kịp thời thay đổi thành viên khi có thay đổi về nhân sự, vị trí cơng tác. Hàng năm, Hội đồng đã giúp UBND tỉnh ban hành kế hoạch PBGDPL cho sinh viên và triển khai các nội dung chuyên đề, các hoạt động khác của cơng tác PBGDPL, phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
HĐPHPBGDPL của tỉnh Hà Nam và các huyện, thành phố thường xuyên kiện toàn, thay đổi thành viên. HĐPH cấp huyện, thành phố đã ban hành Quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cho các thành viên, nhiều đơn vị tiếp tục phát huy vai trị và duy trì hoạt động của Tổ tuyên truyền pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên như: Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn, huyện: Kim Bảng, Duy Tiên, Lý Nhân.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo xây dựng lực lượng, củng cố và tăng cường, bổ sung về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và trực tiếp làm công tác PBGDPL cho sinh viên. Thực hiện theo Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 10/7/2016 quy định về báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; năm 2016, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh là 67 người. Báo cáo viên pháp luật ở cấp huyện là 115 người. Tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã là 697 người. Về cơ bản, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đều được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn và thường xuyên được cập nhật các văn bản mới.
Về hoạt động, các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, huyện được mời dự các hội nghị tổ chức lấy ý kiến, triển khai, quán triệt các văn bản pháp luật mới do UBND tỉnh và các Sở, ngành, đoàn thể tổ chức như: triển khai và lấy ý kiến dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), triển khai thi hành Luật Hơn
nhân và Gia đình, hội nghị tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp... Ngành Tư pháp thường xuyên biên tập cấp phát tài liệu cho báo cáo viên pháp luật, như: đề cương tuyên truyền các luật, pháp lệnh mới ban hành, tài liệu tuyên truyền theo chuyên đề như: tài liệu về biển đảo, công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị của nhân dân... [51]
Đối với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã chú trọng công tác GDPL trong trường học và trở thành một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng được triển khai rộng khắp. Ngồi việc GDPL cho sinh viên thơng qua mơn học pháp luật; hàng năm, Đảng ủy, Ban giám hiệu căn cứ định hướng nội dung, hình thức tuyên truyền, PBGDPL của tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai vào từng khóa học cho sinh viên. Hầu hết các trường đã giao nhiệm vụ và thành lập Tổ tuyên truyền pháp luật, bao gồm đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Ban giám hiệu, những cán bộ, giảng viên giảng dạy mơn pháp luật, lãnh đạo các đồn thể (cơng đồn, đồn thanh niên) và một số sinh viên là cán bộ đoàn, cán bộ lớp tham gia.
Thực tế, ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, môn pháp luật đặc biệt là pháp luật đại cương được coi môn phụ, hơn nữa số lượng tiết học rất ít (30 hoặc 45 tiết) nên đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật chiếm tỷ lệ rất ít trong tồn trường (có trường cao đẳng chỉ duy nhất một giáo viên dạy pháp luật, thậm chí có trường giáo viên dạy pháp luật là giáo viên kiêm nhiệm), điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác GDPL cho sinh viên tại các trường trên địa bàn tỉnh, bởi đây chính là đội ngũ trực tiếp thực hiện cơng tác GDPL tại các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục thực hiện công tác QLNN về GDPL cho sinh viên của tỉnh cũng rất hạn chế, thậm chí cịn kiêm nhiệm. Như vậy, từ thực tiễn cho thấy, đội ngũ làm công tác QLNN về GDPL cho sinh viên còn rất mỏng. Tuy nhiên, thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cơng tác đào tạo, bố trí, sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác QLNN về GDPL cho sinh viên tại tỉnh Hà Nam được tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ thực hiện công tác QLNN về GDPL cho sinh viên. Điển hình đó là các lớp đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về pháp luật được tổ chức thường xuyên cho đội ngũ làm công tác QLNN về
GDPL cho sinh viên. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên dạy học môn pháp luật đã được tăng cường. Công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạt động pháp luật cũng được quan tâm, chú trọng.