Nhóm giảipháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ―quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 68 - 72)

Trước yêu cầu phát triển của đất nước, Kết luận số 01-KL/TW, ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương

pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật”. Trong bài phát biểu tại Lễ kỷ

niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp, tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Phải nâng cao hơn nữa hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

pháp luật, coi đây là một bộ phận quan trọng của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức có ý thức chấp hành đúng pháp luật‖. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng đặt ra yêu cầu:

“Đổi mới cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho

cán bộ, đảng viên‖. Vì vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

QLNN về GDPL cần tập trung vào các giải pháp:

Thứ nhất, rà soát, nghiên cứu, tham mưu tiếp tục hồn thiện thể chế, chính sách, Chương trình, Kế hoạch về PBGDPL, cả trung hạn và dài hạn để kịp thời thể chế hóa, tổ chức triển khai thi hành các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng đã đề ra tại Đại hội XII và các Luật, Pháp lệnh mới được ban hành.

Q trình hồn thiện thể chế, chính sách cần khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn cản trở sự phát triển của công tác GDPL qua 06 năm triển khai thi hành Luật PBGDPL; dự báo đầy đủ nhu cầu và đề ra giải pháp đổi mới nội dung, hình thức GDPL để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Cần sớm nghiên cứu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành văn bản để định hướng các chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng để công

tác này thực sự trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là khâu đầu tiên của hoạt động thi hành pháp luật nhưng cũng là khâu đầu vào của quá trình hồn thiện thể chế, chính sách. Việc ban hành văn bản đó cần dựa trên cơ sở tổng kết đầy đủ, toàn diện kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003; Kết luận số 04- KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư các nhiệm kỳ trước có tính đến nhu cầu PBGDPL và yêu cầu của thực tiễn, cả trước mắt và lâu dài, đặt trong mối quan hệ với cơng tác hồn thiện thể chế, chính sách gắn với tổ chức thi hành. Sớm nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2017-2021 để xác định rõ mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp nhằm tăng cường PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm, cho đối tượng và trên một số lĩnh vực đặc thù mà nhà nước và xã hội phải quan tâm đặc biệt là đối tượng sinh viên ở các tỉnh.

Thứ hai, tiếp tục triển khai thi hành nghiêm chỉnh Luật PBGDPL, các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về PBGDPL, cả dài hạn, trung hạn và hằng năm.

Việc triển khai các hoạt động PBGDPL cần có trọng tâm, trọng điểm, sát với nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; bảo đảm kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa thực hiện trách nhiệm pháp lý được giao trong Luật, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp; phát huy đầy đủ vai trò tư vấn, tham mưu, điều phối của HĐPHPBGDPL. Nghiên cứu, xây dựng, tổng kết các mơ hình, cách làm hay, hiệu quả trong GDPL để kịp thời nhân rộng như các mơ hình hưởng ứng Ngày Pháp luật; mơ hình Ngày hội pháp luật; Ngày hội an tồn giao thơng; tiết học, tuần học pháp luật, ngày pháp luật hàng tháng; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; …[27]

Tuy nhiên, Luật PBGDPL cũng phải được hoàn thiện và đổi mới hơn, phải đề cập tới các nội dung cơ bản của hoạt động GDPL một cách chung nhất, thống nhất áp dụng trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải chi tiết hóa, cụ thể về các chương trình, hoạt động GDPL phụ thuộc vào đặc điểm địa bàn địa phương, đối

tượng được tuyên truyền, nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền...Trên cơ sở đó, Luật PBGDPL nên sửa đổi, bổ sung theo hướng như sau:

Cần quy định rõ trong Luật PBGDPL các khái niệm liên quan như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Khái niệm hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là khái niệm mang tính chất bao quát, tổng hợp nhưng ý nghĩa của mỗi cụm từ tuyên truyền, phổ biến và giáo dục lại khác nhau về bản chất. Do đó, chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu và làm sáng rõ nội hàm của từng khái niệm để có những vận dụng phù hợp trên cả cơ sở lý luận và thực tiễn.

Các hình thức, phương tiện GDPL: Bên cạnh các hình thức truyền thống như

giáo dục qua mạng lưới truyền thanh cơ sở, hòa giải cơ sở, trợ giúp pháp lý... thì trong bối cảnh hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học, của cơng nghệ thơng tin, các hình thức giáo dục mới ngày càng được phát huy như qua báo chí (đặc biệt là báo điện tử), mạng lưới internet...

Nội dung pháp luật được giáo dục: Trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp luật đó cần lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp đối với từng đối tượng, đặc điểm tình hình của vùng, miền cụ thể. Theo chúng tôi không nên liệt kê các nội dung pháp luật cần giáo dục trong văn bản Luật vì sẽ rất nhiều, khơng dự trù được hết những sự thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam. Nên chăng chúng ta sẽ quy định thành hai mảng nội dung: luật chung và luật chun ngành. Từ đó Chính phủ, các Bộ, các ngành cũng như các địa phương trên cơ sở luật quy định sẽ khoanh vùng và xác định được những nội dung pháp luật nào cần giáo dục cho cán bộ, nhân dân.

Đối tượng được GDPL: Đối tượng cần được GDPL là sinh viên.

Chủ thể thực hiện việc GDPL: Hiện nay, chủ thể thực hiện công tác GDPL

bao gồm: đội ngũ cán bộ làm công tác GDPL thuộc hệ thống các cơ quan Tư pháp từ Trung ương xuống địa phương (Bộ Tư pháp, Phòng Tư pháp huyện, Ban Tư pháp của xã); tổ chức Pháp chế trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cán bộ, công chức các cơ quan thực thi pháp luật... Ngồi ra, cịn có đội ngũ báo cáo viên, các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên giảng dạy môn đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật cũng

nên được quy định.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới công tác biên soạn tài liệu, gắn với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ GDPL.

Nhà nước cung cấp các thơng tin pháp luật chính thức do mình tạo lập trong cơng tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật (công khai các văn bản quy phạm pháp luật; hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; biên soạn đề cương, tài liệu tập huấn nghiệp vụ để cung cấp nội dung chính sách pháp luật mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý). Các tổ chức đoàn thể xã hội ở tất cả các địa phương trên toàn quốc biên soạn các tài liệu phù hợp với đặc thù của thành viên, hội viên của tổ chức mình và phù hợp với đặc điểm của địa phương mình; các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng ở các địa phương trên toàn quốc lựa chọn đưa các nội dung mà dư luận xã hội địa quan tâm hoặc cần định hướng dư luận (sự kiện, bình luận); kết nối giải đáp vướng mắc pháp luật với xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền, phổ biến để khai thác, sử dụng chung, tránh trùng lắp về nội dung, nguồn lực.

Thứ tư, đầu tư nguồn lực bảo đảm cho công tác GDPL

Ưu tiên nguồn lực về cả nhân lực và tài chính để tháo gỡ những điểm nghẽn, những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nhất là các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và thuộc diện ngân sách trung ương hỗ trợ gắn với triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nghiên cứu áp dụng hình thức hợp tác cơng tư trong PBGDPL theo hướng nhà nước đặt hàng, đấu thầu các sản phẩm tuyên truyền, phổ biến pháp luật để cấp phát miễn phí, phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân; tổ chức thi sáng tác tiểu phẩm pháp luật để lựa chọn các tiểu phẩm hay xuất bản thành băng đĩa tuyên truyền, nhân rộng; mua bản quyền các phần mềm thi tìm hiểu pháp luật để sử dụng rộng rãi. Ký kết chương trình phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thơng tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam để xây dựng chuyên trang, chuyên mục GDPL trên sóng phát thanh, truyền hình, mạng kỹ thuật số.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả QLNN về GDPL; tăng cường kiểm tra, giám sát

việc thực hiện trách nhiệm được giao theo Luật; đổi mới chế độ thống kê, báo cáo để khai thác, kịp thời chia sẻ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo điều hành. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm các nước tiên tiến, theo kịp xu thế phát triển của các nước. Tăng cường các hoạt động trao đổi đoàn vào, đoàn ra, hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế; quan tâm triển khai công tác GDPL tại địa bàn biên giới cho công dân Việt Nam ra nước ngồi và cơng dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ―quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)