Những tiêu chí đánh giá hiệuquả của quản lý nhà nước về giáodụcpháp luật cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ―quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 34 - 39)

Ngồi yếu tố con người thì yếu tố nguồn lực về vật chất và kinh phí đảm bảo cho hoạt động GDPL cho sinh viên cũng là yếu tố rất quan trọng đảm bảo hiệu quả thực hiện GDPL cho sinh viên trên thực tế. Các quy định của pháp luật sẽ chỉ nằm trên văn bản nếu công tác GDPL cho sinh viên không được quan tâm đầu tư. Ngược lại, nếu được đầu tư thỏa đáng thì cơng tác GDPL cho sinh viên sẽ đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, kinh phí dành cho hoạt động GDPL cho sinh viên ở các địa phương còn hết sức khiêm tốn vì nguồn thu khơng nhiều. Do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng và đủ mạnh nên địa phương nào quan tâm đến công tác GDPL cho sinh viên thì dự trù hoặc cấp kinh phí phù hợp và ngược lại, dẫn đến sự không đồng đều trong mặt bằng GDPL cho sinh viên ở các địa phương, đơn vị. Vì vậy, nguồn kinh phí đảm bảo cho cơng tác GDPL cho sinh viên cần được quy định cụ thể, được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực hỗ trợ khác.

1.3.2. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho sinh viên luật cho sinh viên

Theo Thông tư số 03/2018/TT - BTP ngày 10/03/2018 của Bộ Tư pháp về quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác PBGDPL thì để đánh giá hiệu quả QLNN về GDPL cho sinh viên dựa vào 5 nhóm tiêu chí sau:

- Đánh giá hiệu quả của QLNN về GDPL cho sinh viên trên cơ sở việc ban hành theo thẩm quyền các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác GDPL cho sinh viên trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý;

- Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác GDPL cho sinh viên trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý;

- Về thời điểm ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác GDPL cho sinh viên trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý;

-Xác định nội dung và hình thức GDPL phù hợp với nhóm đối tượng là sinh viên trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý;

-Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ GDPL cho sinh viên theo quy định của pháp luật;

-Tổ chức cập nhật văn bản quy phạm pháp luật lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ;

- Thống kê, báo cáo, tổng kết, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về GDPL cho sinh viên theo quy định của pháp luật.

Hai là, nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động GDPL

-Thực hiện trách nhiệm đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử theo quy định tại Điều 13 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Tổ chức GDPL cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc phạm vi quản lý;

- Tổ chức truyền thông, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật mới thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 11 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Chỉ đạo các nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý tổ chức GDPL trong cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dạy pháp luật thuộc phạm vi quản lý;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ba là, nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác GDPL

- Xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định của pháp luật

- Bảo đảm tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác GDPL theo quy định của pháp luật

- Bảo đảm kinh phí cho cơng tác GDPL theo quy định của pháp luật

-Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác GDPL theo quy định của pháp luật

Bốn là, nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả tác động của công tác GDPL đối với xã hội

- Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự học tập, chủ động tìm hiểu pháp luật

- Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết pháp luật

- Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu pháp luật

- Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hài lịng về chất lượng hoạt động GDPL

- Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do không hiểu biết pháp luật giảm

Năm là, nhóm tiêu chí khác

Đối với bộ, cơ quan ngang bộ:

- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm họp báo, thơng cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do mình chủ trì soạn thảo theo quy định tại Điều 12 Luật PBGDPL. Trường hợp thực hiện khơng đầy đủ thì điểm số đạt được tương ứng với số điểm tối đa nhân với tỷ lệ % mức độ hồn thành nhiệm vụ được giao; khơng thực hiện trách nhiệm được giao

- Tổ chức biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chun ngành bằng hình thức thích hợp. Trường hợp thực hiện khơng đầy đủ thì điểm số đạt được tương ứng với số điểm tối đa nhân với tỷ lệ % mức độ hồn thành nhiệm vụ được giao; khơng thực hiện trách nhiệm được giao

- Củng cố, kiện toàn, triển khai thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐPHPBGDPL cấp tỉnh

- Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐPHPBGDPL cấp tỉnh

-Chỉ đạo, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐPHPBGDPL cấp huyện

Tiểu kết Chương 1

QLNN về GDPL cho sinh viên là nhiệm vụ của nhà nước, đồng thời cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện bản chất nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong đó nhà nước giữ vai trị nịng cốt, khuyến khích, hướng dẫn, huy động sự tham gia, đóng góp của xã hội vào cơng tác này.

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận và pháp luật của QLNN về GDPL cho sinh viên. Theo đó, tác giả đi vào phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của QLNN về GDPL cho sinh viên. Đồng thời, từ quy định của Luật PBGDPL, tác giả đã chỉ rõ chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp QLNN về GDPL cho sinh viên. Cuối cùng, để có thể tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về GDPL cho sinh viên tại Chương 3, tác giả đã nêu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới QLNN về GDPL cho sinh viên và những tiêu chí đánh giá hiệu quả của QLNN về GDPL cho sinh viên.

Những nội dung về lý luận và pháp lý được trình bày trong Chương 1 sẽ là luận cứ khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về GDPL cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong Chương 2, cũng như xây dựng quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác QLNN về GDPL cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Nam sẽ được đề cập đến trong Chương 3 của Luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ―quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)