Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ―quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 61 - 64)

2.3.2.1. Tồn tại, hạn chế

Công tác QLNN về GDPL sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian qua đã có nhiều đổi mới, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Tuy nhiên cơng tác này vẫn cịn những tồn tại, hạn chế như: [51]

- Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể ở

một số địa phương, đơn vị, trường học chưa thường xuyên, biện pháp thiếu kiên quyết và chưa đồng bộ, chưa huy động được mọi nguồn lực xã hội tham gia.

- Thứ hai, việc triển khai các hoạt động GDPL ở các trường đại học, cao

đẳng cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các hoạt động ngoại khóa cịn mang tính hình thức.

- Thứ ba, thời lượng mơn học pháp luật ít (30 - 40 tiết), thời lượng và chất

lượng PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

- Thứ tư, phương thức hoạt động, cơ chế chính sách đối với đội ngũ báo cáo

viên, tuyên truyền viên, giảng viên giảng dạy pháp luật cịn nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác GDPL cho sinh viên.

- Thứ năm, nguồn kinh phí cho cơng tác tun truyền PBGDPL nói chung,

GDPL cho sinh viên nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó là: [51]

- Thứ nhất, nhận thức về vai trị, vị trí, tầm quan trọng của cơng tác GDPL ở một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và một số trường chưa đúng mức; kể cả với chính các sinh viên cũng thường coi mơn học pháp luật là môn phụ nên thường lơ là trong học tập; chương trình nội dung GDPL cịn dàn trải chưa thống nhất giữa các trường, hình thức và phương thức giáo dục cịn chậm đổi mới, hoạt động giáo dục ngoại khóa cịn đơn điệu, thiếu hấp dẫn nên việc GDPL ngoại khóa cịn mang tính phong trào, chưa gắn kết tốt giữa việc GDPL và thực hiện pháp luật.

-Thứ hai, việc đầu tư các phương tiện, trang thiết bị, bố trí kinh phí phục vụ cho

công tác GDPL từng bước đáp ứng được phần nào nhu cầu cho các hoạt động GDPL

cho sinh viên.Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế chung của địa phương nên việc đầu cho hoạt động này còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Thứ ba, hoạt động GDPL chủ yếu do các báo cáo viên, giảng viên giảng dạy môn pháp luật thực hiện, nhưng số lượng báo cáo viên, giảng viên ít, lại chủ yếu hoạt

động kiêm nhiệm (thậm chí ở một số trường cao đẳng giáo viên giảng dạy môn pháp luật cũng là giáo viên kiêm nhiệm) nên việc dành thời gian để nghiên cứu nâng cao kiến thức pháp luật gặp rất nhiều khó khăn.

- Thứ tư, hệ thống pháp luật về QLNN về GDPL cho sinh viên nói chung và

cho sinh viên tại tỉnh Hà Nam chưa hồn thiện, thiếu sự đồng bộ. Tại tỉnh Hà Nam, cịn tồn tại những bất cập của một số văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành còn chung chung, thiếu cụ thể, rõ ràng; trùng lặp chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau; nhiều văn bản thiểu tính khả thi, tính ổn định của hệ thống quy phạm...

Tiểu kết Chương 2

Qua nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng QLNN về GDPL cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Nam cho thấy trong những năm qua, QLNN về GDPL cho sinh viên trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả chủ yếu như nhận thức của cấp ủy, chính quyền và đơng đảo sinh viên về cơng tác QLNN về GDPL được nâng cao; có chuyển biến về chất lượng, hiệu quả GDPL, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an tồn xã hội.

Tuy nhiên, công tác QLNN về GDPL cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Nam cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém như hiệu quả còn thấp, chuyển biến chậm về ý thức pháp luật. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau dẫn đến thực trạng này như những nguyên nhân về cơ chế, chính sách, đội ngũ cán bộ công chức, sự hạn chế của các nguồn lực...

Thực trạng trên đòi hỏi các cấp, ngành, đơn vị, tổ chức phải có những giải pháp rất cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về GDPL cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng ý thức pháp luật hướng đến xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ, hội nhập quốc tế.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI VỚIQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ―quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 61 - 64)