CHO SINH VIÊN TẠI TỈNH HÀ NAM
2.1. Khái quát về các yếu tố đặc thù của tỉnh Hà Nam có tác động tới quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho sinh viên nhà nước về giáo dục pháp luật cho sinh viên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và khả năng ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về giáodục pháp luật cho sinh viên. dục pháp luật cho sinh viên.
Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, là cửa ngõ phía nam của thủ đơ (cách thủ đơ Hà Nội gần 60 km); phía bắc giáp với tỉnh Hà Tây, phía đơng giáp với Hưng n và Thái Bình, phía nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp Hịa Bình. Hơn nữa, Hà Nam nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50 km và rất nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Với vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt rất thuận lợi đã tạo cho Hà Nam những lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật... với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.
Bên cạnh đó, Hà Nam có rất nhiều nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Diện tích tự nhiên của Hà Nam là 851 km2 , nằm trong vùng trũng của đồng bằng sơng Hồng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng. Phía tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vơi, núi đất và đồi rừng rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Phía đơng của tỉnh là vùng đồng bằng được tạo nên bởi phù sa của sông Đáy, sông Châu, sông Hồng nên đất đai rất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như trồng lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm. Những dải đất bồi ven các con sơng đặc biệt thích hợp với các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu, cây ăn quả và nơi đây cũng rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước.
Đặc biệt Hà Nam được thiên nhiên ưu đãi sở hữu nguồn tài ngun khống sản rất lớn là đá vơi với trữ lượng tới hơn 7 tỷ m3. Đó là nguyên liệu rất quan trọng
cho phát triển các ngành công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Các tài nguyên khoáng sản này phần lớn phân bố gần các trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, sản xuất, vận chuyển và lưu thông. Sản phẩm xi măng Bút Sơn của Hà Nam hiện đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành và cơng trình xây dựng lớn của đất nước. Với nguồn khống sản dồi dào đó, trong tương lai, Hà Nam sẽ có thể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.[11]
Những đặc điểm về địa lý trên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và sẽ kéo theo các lĩnh vực khác phát triển trong đó có giáo dục đào tạo và rất thuận lợi cho công tác GDPL cho sinh viên trên địa bàn.
2.1.2. Đặc điểm, tình hình dân cư và khả năng ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho sinh viên