Phân biệt bắt người với các biện pháp đảm bảo cho việc thu thập chứng cứ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 32)

Theo quan điểm phổ biến hiện nay, các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được chia thành ba nhóm:

- Các biện pháp ngăn chặn bao gồm: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người, bảo lãnh; đặt tiền để đảm bảo; cấm đi khỏi nơi cư trú; tạm hỗn xuất cảnh. Trong đó, biện pháp bắt người bao gồm các trường hợp: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang; bắt người đang bị truy nã; bắt người bị yêu cầu dẫn độ và bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

- Các biện pháp đảm bảo cho việc thu thập chứng cứ bao gồm: Khám xét

(khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử); thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật.

- Các biện pháp đảm bảo hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án bao gồm: áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.

Trong ba nhóm biện pháp cưỡng chế nêu trên, các biện pháp ngăn chặn, nhất là các biện pháp bắt người là những biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự có tính nghiêm khắc nhất, được thể hiện ở việc hạn chế tạm thời một số quyền, lợi ích thiết thân của đối tượng bị áp dụng như quyền bất khả xâm phạm về thân thể quyền tự do đi lại, tự do cư trú....

Do đều là biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, nên cả ba nhóm biện pháp này đều có những điểm chung như: đều là biện pháp mang tính quyền lực nhà nước; do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng theo một trình tự, thủ tục được pháp luật tố tụng hình sự quy định; đối tượng bị áp dụng là những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự; đều được thể hiện

ở việc hạn chế tạm thời một số quyền và lợi ích thiết thân của đối tượng bị áp dụng; đều khơng nhằm mục đích trừng trị, giáo dục cải tạo người phạm tội mà nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho việc tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác nhau nhất định cần phải nắm vững để áp dụng đúng đắn trong quá trình giải quyết vụ án.

Nếu so sánh biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự với các biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự thấy rằng giữa chúng có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

+ Về nội dung cưỡng chế: Nội dung cưỡng chế của biện pháp bắt người thể hiện ở việc hạn chế tạm thời quyền tự do thân thể của đối tượng bị áp dụng. Họ bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, do pháp luật tố tụng hình sự quy định; cịn các biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ khơng có nội dung này.

+ Về đối tượng bị áp dụng: đối tượng áp dụng biện pháp bắt người chỉ có thể là con người gồm các trường hợp: người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị can, bị cáo, người bị yêu cầu dẫn độ; còn đối tượng áp dụng các biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ khơng chỉ có con người (Biện pháp khám xét người) mà còn cả chỗ ở, nơi làm việc, học tập, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử. Như vậy, đối tượng bị áp dụng các biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ có phạm vi rộng hơn các biện pháp bắt người.

+ Về mục đích áp dụng: các biện pháp bắt người chủ yếu là nhằm ngăn chặn tội phạm, không để cho tội phạm tiếp tục được thực hiện, không để cho người phạm tội trốn tránh pháp luật.... Đồng thời, trong một chừng mực nhất định cũng nhằm mục đích thu thập, bảo quản chứng cứ trong vụ án, tạo điều kiện cho công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong khi đó, mục đích chủ yếu và cơ bản của các biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ là nhằm phát hiện, thu giữ, ghi nhận và bảo quản chứng cứ chứng minh tội phạm.

+ Về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp này có sự khác nhau tùy thuộc vào từng biện pháp cụ thể.

+ Về tính chất: các biện pháp bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn; còn các biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ là những biện pháp điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)