Yêu cầu bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 63)

nhận trong Hiến pháp năm 2013 và trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Áp dụng các biện pháp bắt người đưuọc quy định trong BLTTHS năm 2015 là hoạt động thực tiễn pháp lý mang tính quyền lực nhà nước, liên quan đến việc bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Do vậy, yêu cầu đầu tiên đối với việc áp dụng biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự nói chung, trong điều tra các vụ án hình sự về tội phạm ma túy nói riêng phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền bất khả

xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; khơng bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”. [27, tr.19]

Để thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015 tại Điều 2 có quy định: “BLTTHS có nhiệm vụ ... bảo vệ quyền con người, quyền công dân,

bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [30, tr.11]. Ngoài ra, BLTTHS năm

2015 cịn quy định vấn đề tơn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, theo đó: “Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có sự vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết” (Điều 8 BLTTHS năm 2015). Biện pháp bắt người trong tố

tụng hình sự là một trong những biện pháp ngăn chặn có nội dung hạn chế tạm thời quyền tự do thân thể của người bị áp dụng, do vậy phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định tại Điều 10 BLTTHS năm 2015: “Mọi người có quyền bất khả

xâm phạm về thân thể. Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tịa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp quả tang.

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người”. [30, tr27].

Trong những năm qua, việc áp dụng các biện pháp bắt người của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương (trong đó có huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) đã đem lại những kết quả thiết thực trong việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân. Tuy nhiên, vẫn cịn có những hạn chế, sai sót nhất định trong việc áp dụng biện pháp bắt người, ảnh hưởng đến quyền tự do thân thể của người bị bắt. Những hạn chế này không chỉ gây tâm lý bất bình, bức xúc trong xã hội mà cịn là “cái cớ” để

một số phần tử chống đối ở trong và ngồi nước thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc, thậm chí vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Vì vậy, việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng trong áp dụng các biện pháp bắt người cần phải được quan tâm, quán triệt đặc biệt.

Để bảo vệ, bảo đảm quyền con người, việc áp dụng các biện pháp bắt người phải có căn cứ, đảm bảo đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, đúng thủ tục, trình tự và thời hạn mà luật định. Không được bắt người vô căn cứ, trái pháp luật.

Đối với các trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì phải có quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, quyết định của Tòa án.

Khi áp dụng biện pháp bắt người nghiêm cấm thực hiện hành vi tra tấn, bức cung, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.

Khi tiến hành bắt người, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhất là quyền của người bị bắt (người bị buộc tội) mà BLTTHS đã quy định như: Quyền được cơ quan tiến hành tố tụng giao lệnh, quyết định cho người bị bắt, quyền được trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai hoặc chứng cứ chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội, quyền được đưa ra chứng cứ, chứ không chỉ là đồ vật, tài liệu, quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và những lợi ích hợp pháp của mình khi bị đe dọa, quyền khiếu nại quyết định bắt người cũng như hành vi bắt người của người tiến hành tố tụng.

Khi áp dụng các biện pháp bắt người, cơ quan có thẩm quyền phải thường xun kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của biện pháp bắt người đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)