giữa cơ quan điều tra với Viện kiểm sát và các cơ quan chức năng khác trong việc điều tra vụ án, bắt giữ người phạm tội về ma túy.
Trong Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới có đề ra một trong những nhiệm vụ là “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp
trong hoạt động tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh, đùn đẩy trách nhiệm” [7]. Quán triệt
chủ trương này, trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể về quan hệ phân công và phối hợp trong điều tra hình sự.
-Thứ nhất, cần củng cố mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ giữa lực lượng điều
tra với lực lượng trinh sát trong phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý và phòng ngừa tội phạm về ma tuý; xác định cụ thể trách nhiệm của từng lực lượng trong quan hệ phối hợp. Cụ thể là:
+ Đối với lực lượng trinh sát: cần áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến ma túy và cung cấp thông tin cho lực lượng điều tra để có căn cứ bắt giữ người phạm tội, khởi tố, điều tra, xử lý người phạm tội; áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm về ma túy theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để hạn chế, loại trừ nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm ma túy và vi phạm pháp luật có liên quan đến ma tuý.
+ Đối với lực lượng điều tra: cần cung cấp thông tin về tội phạm ma túy và người phạm tội cho lực lượng trinh sát để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; phối hợp với lực lượng trinh sát đánh giá, xác định những sơ hở, thiếu sót trong cơng tác bắt giữ người phạm tội về ma túy để có biện pháp khắc phục, đánh giá nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm về ma túy, phương thức, thủ đoạn phạm tội để trao đổi, phối hợp với đơn vị trinh sát thực hiện cơng tác phịng ngừa, phát hiện tội phạm về ma tuý.v.v..
+ Đối với thủ trưởng Cơ quan điều tra, trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền điều tra theo tố tụng hình sự với thẩm quyền hành chính tư pháp, có trách
nhiệm: thực hiện đúng quy định của pháp luật để bảo đảm tính độc lập, khách quan trong quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên và cán bộ điều tra khi tiến hành điều tra các vụ án về tội phạm ma túy; bảo đảm các điều kiện cần thiết về nhân lực, cơ sở vật chất, kĩ thuật, trang thiết bị và điều kiện cần thiết khác cho hoạt động bắt giữ người phạm tội nói riêng, cho hoạt động điều tra nói chung; tổ chức lực lượng hỗ trợ cho Điều tra viên thi hành lệnh, quyết định bắt người trong điều tra các vụ án về tội phạm ma túy, tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn ngừa các hành vi cản trở, làm sai lệch kết quả điều tra, xử lý vụ án về tội phạm ma túy, cản trở hoạt động bắt người phạm tội.
⁃ Thứ hai, thực hiện nghiêm túc cơ chế phối hợp giữa Cơ quan điều tra
với Viện kiểm sát cùng cấp trong áp dụng biện pháp bắt người, cũng như trong điều tra các vụ án hình sự về tội phạm ma túy.
Đối với Viện kiểm sát, cần quán triệt đầy đủ chủ trương “Tăng cường
trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Để thực hiện chủ trương này, VKS cùng cấp chủ động phối hợp với Cơ
quan điều tra từ khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, tăng cường trao đổi, giải quyết các thơng tin ban đầu mà mình tiếp nhận được để cùng nhau bàn bạc đi đến thống nhất quan điểm xử lý. Cơ quan điều tra cần nhanh chóng tổ chức việc xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Về tổng thể, hai cơ quan này cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại Thông tư liên ngành số 06/2013/TTLT ngày 06/8/2013 của Liên ngành Trung ương hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS về tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Có như vậy, mới có căn cứ để quyết định khởi tố, áp dụng các biện pháp bắt người. Bởi trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự về ma túy, Cơ quan điều tra là chủ thể chính áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp bắt người nói riêng, cịn VKS là chủ thể kiểm tra giám sát và phối hợp. Đây là mối quan hệ phối hợp và chế ước. Do vậy, hai cơ quan này cần bàn bạc, trao đổi với nhau để thống nhất áp dụng hay không cần thiết áp dụng biện pháp bắt người hay áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Do tính chất đặc thù của vụ án ma túy, nên việc phát hiện bắt giữ chủ yếu là trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp. Đối với trường hợp này, Viện kiểm sát cần kiểm tra chặt
chẽ các căn cứ, tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc áp dụng. Nếu đã đủ căn cứ áp dụng, VKS phải nhanh chóng phê chuẩn lệnh bắt để Cơ quan điều tra triển khai thi hành. Nếu thấy hồ sơ chưa đủ tài liệu, chứng cứ để xét phê chuẩn, thì VKS yêu cầu cơ quan điều tra nhanh chóng cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, chứng cứ. Trong những trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án về ma túy phải trực tiếp gặp hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp khi cơ quan điều tra đã bổ sung tài liệu, chứng cứ mà vẫn chưa đủ căn cứ để áp dụng thì kiên quyết không phê chuẩn hoặc yêu cầu hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án về ma túy, Kiểm sát viên cần chủ động phối hợp với điều tra viên trong việc lấy lời khai người bị bắt, đồng thời phải nắm chắc tiến độ điều tra, đề ra các yêu cầu điều tra nhằm đảm bảo việc điều tra vụ án về ma túy được khách quan, tồn diện và đúng trình tự, thủ tục luật định. Ngay trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập được chuyển đến để kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, vi phạm về thủ tục tố tụng, về tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc khởi tố, điều tra vụ án, nhất là cho việc bắt giữ người phạm tội. Đối với những vụ án ma tuý lớn, phức tạp, nghiêm trọng, VKS cần phối hợp với cơ quan điều tra đề xuất thành lập ban chỉ đạo nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng để điều tra, xử lý vụ án có hiệu quả.
Trước khi kết thúc điều tra, Kiểm sát viên và Điều tra viên cần chủ động phối hợp để rà sốt, đánh giá tồn bộ chứng cứ trong vụ án và các thủ tục tố tụng, phát hiện những thiếu sót về chứng cứ, về thủ tục tố tụng và có biện pháp khắc phục nhằm hạn chế việc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đồng thời bảo đảm nội dung bản kết luận điều tra phản ánh đúng kết quả điều tra, làm cơ sở quan trọng cho việc xây dựng cáo trạng sau này. Như vậy, để đảm bảo hiệu quả điều tra các vụ án về ma túy, trước hết VKS cũng như cơ quan điều tra phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời phải đẩy mạnh công tác
phối hợp nhằm bảo đảm việc điều tra vụ án về ma túy được khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.
Cùng với việc phối hợp với lực lượng trinh sát và VKS, Cơ quan điều tra cần chú trọng phối hợp với các cơ quan bổ trợ tư pháp nhất là cơ quan giám định tư pháp. Thực tế cho thấy, vụ án về tội phạm ma túy có được giải quyết kịp thời, đúng đắn hay khơng phần nào phụ thuộc vào kết quả giám định chất ma túy. Bởi khối lượng, hàm lượng chất ma túy được nhà làm luật quy định là dấu hiệu định tội, định khung hình phạt. Chỉ khi có kết luận của cơ quan giám định tư pháp về chất ma túy thì mới có cơ sở xử lý hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng mới khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử người bị buộc tội. Với ý nghĩa như vậy, địi hỏi Cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, Cơ quan điều tra nói riêng phải chủ động, kịp thời phối hợp với Cơ quan giám định tư pháp. Đặc biệt là phải xây dựng được một cơ chế phối hợp chặt chẽ, trong đó xác định rõ nội dung, cách thức phối hợp, trách nhiệm của bên trưng cầu giám định và bên tổ chức thực hiện giám định cho phù hợp với tính chất đặc thù của giám định tư pháp đối với mẫu giám định nghi là ma túy.
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy nói chung, hiệu quả áp dụng bắt người trong điều tra các vụ án về ma túy nói riêng, Cơ quan điều tra cần chú trọng phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức hữu quan cũng như quần chúng nhân dân trong việc quản lý số đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn trong việc phát động phong trào quần chúng tham gia tích cực vào cơng tác đấu tranh phịng chống ma túy, nhất là tích cực, kịp thời tố giác, tin báo về tội phạm ma túy, bắt người phạm tội quả tang.v.v...
Trong quá trình phối hợp giữa Cơ quan điều tra với các lực lượng khác cần hết sức tránh khuynh hướng hoặc là né tránh, đùn đầy trách nhiệm, tình trạng “quyền anh, quyền tơi” hoặc là chỉ sử dụng cứng nhắc quyền năng pháp lý của mình mà khơng có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời dẫn đến hạn chế chất lượng, hiệu quả điều tra các vụ án về tội phạm ma túy.