sự Việt Nam giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
2.1.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.
Bắt người là biện pháp ngăn chặn tạm thời hạn chế quyền tự do thân thể - một trong những quyền tự do cá nhân rất quan trọng của con người được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Do vậy, biện pháp này được quy định khá sớm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên biện pháp bắt người mới chỉ được quy định xem kẽ trong các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy. Cụ thể ngày 24/01/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký sắc lệnh số 13/SL về tổ chức tịa án và các ngạch thẩm phán, Trong đó Điều 4 có quy định: “Ban Tư pháp xã khơng có
quyền bắt bớ, giam giữ ai trừ khi có trát nã của một Thẩm phán, hay khi thấy người phạm tội quả tang” [9, tr.65]. Như vậy, theo quy định này thì có hai
trường hợp bắt người có thể được áp dụng, đó là bắt người theo trát nã của Thẩm phán và bắt người phạm tội quả tang. Thêm vào đó, tại Điều 5 của Sắc lệnh này cịn quy định: “Khi bắt người trong hai trường hợp trên, Ban Tư pháp xã phải lập biên bản hỏi cung và giải bị can lên ngay Tòa án trong hạn 24 giờ là cùng”
[9, tr. 65 ]. Nghiên cứu các quy định của Sắc lệnh 13/SL cho thấy, luật pháp nước ta thời kỳ này đã bước đầu quy định các trường hợp bắt người, quy định thẩm quyền và thủ tục bắt người. Xong các quy định này còn hết sức đơn giản, chưa chặt chẽ, đặc biệt là chưa quy định căn cứ bắt người.
Tiếp đó, ngày 29/3/1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 40/SL về bảo vệ tự do cá nhân, trong đó Điều 1 của Sắc lệnh này quy định: “Chỉ trừ khi nào có sự phạm pháp quả tang về khinh tội hay trọng
tội cịn bao giờ bắt người cũng cần phải có lệnh của Thẩm phán viên. Lệnh bắt của Thẩm phán viên phải viết ra giấy và bao giờ cũng do nhân viên của cơ quan chính thức đem thi hành. Ở nơi nào chưa đặt Thẩm phán viên thì có những cơ quan do pháp luật đã ấn định để thay cho Thẩm phán viên thì mới có quyền ra lệnh bắt người” [9, tr.66]. Theo quy định này, thẩm quyền ra lệnh bắt người
thuộc về Thẩm phán viên. Ngoài ra, bất kỳ ai cũng khơng được quyền bắt ngoại trừ trường hợp có sự phạm pháp quả tang về khinh tội hay trọng tội.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những quy định trên, Điều 2 Sắc lệnh số 40/SL đã đưa ra khái niệm về phạm pháp quả tang như sau: “Khi
nào sự phạm pháp đương xảy ra hoặc vừa xảy ra trước mắt hoặc chỉ khi nào kẻ phạm pháp còn đương bị cơng chúng theo đuổi hay cịn đương cầm giữ tang vật thì gọi là phạm pháp quả tang. Trong trường hợp đặc biệt ấy (trường hợp phạm pháp quả tang) thì bắt người khơng cần phải có lệnh trước của Thẩm phán viên. Tư nhân bắt được kẻ phạm pháp quả tang phải lập tức dẫn đến trình nhà chức trách ở nơi gần nhất. Những nhân viên có trách nhiệm về việc tuần phịng có thể dẫn người bị bắt đến thẳng Thẩm phán viên mà không cần phải hỏi trước. Bất kỳ vào trường hợp nào trong thời hạn 24 giờ kể từ lúc bắt, người bị bắt cũng phải được đưa ra trước mặt thẩm phán viên để lấy cung” [9, tr.68]. Như vậy,
theo quy định này có bốn trường hợp được coi là phạm pháp quả tang: 1) Sự phạm pháp đang xảy ra; 2) Sự phạm pháp vừa xảy ra trước mắt; 3) Kẻ phạm pháp đang bị công chúng theo đuổi; 4) Kẻ phạm pháp đang cịn đương giữ tang vật. Ngồi việc quy định bốn trường hợp phạm pháp quả tang này, Sắc lệnh số 40/SL cịn quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt người phạm pháp quả tang và bắt người trong trường hợp bình thường. Đây là điểm tiến bộ của Sắc lệnh số 40/SL so với Sắc lệnh số 13/SL.Tuy nhiên, Sắc lệnh số 40/SL việc quy định các trường hợp bắt người vẫn còn đơn giản và chỉ quy định các trường hợp bắt người phạm pháp quả tang và bất thường, chưa quy định các trường hợp bắt người khác.
Để khắc phục hạn chế này, ngày 20/5/1957 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký ban hành Luật số 103-SL/L.005 Về đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân. Tại Chương II của Luật số 103-SL/L.005 có quy định một cách cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt người (bắt người phạm pháp quả tang và bắt người khẩn cấp). Điều 3 của Luật này quy định: “Ngoài trường hợp phạm pháp quả
tang và trường hợp khẩn cấp nói trong Điều 4, bắt người phạm đến pháp luật nhà nước phải có lệnh viết của cơ quan tư pháp từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên nếu là thường dân phạm pháp, hoặc của tòa án binh nếu là quân nhân phạm pháp hay thường dân phạm pháp có liên quan đến quân đội nhân dân” [9,
tr.85]. Tuy nhiên, Điều 4 của Luật số 103-SL/L.005 cũng chỉ quy định một cách khái quát là: “Những trường hợp phạm pháp quả tang và trường hợp khẩn cấp
là những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định” mà chưa xác định cụ thể
về các trường hợp này. Do vậy, để kịp thời hướng dẫn và thi hành Luật số 103- SL/L.005, ngày 18/6/1957 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra Sắc luật số 002/SLt quy định cụ thể bốn trường hợp bắt người phạm pháp quả tang và sáu trường hợp bắt khẩn cấp. Cụ thể là:
“ + Các trường hợp bắt quả tang gồm: 1. Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay; 2. Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp; 3. Đang bị giam giữ mà lẩn trốn; 4. Đang có lệnh truy nã (Điều1).
+ Các trường hợp bắt khẩn cấp gồm: 1. Có hành động chuẩn bị làm việc phạm pháp; 2. Người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra vụ phạm pháp chính mắt trơng thấy và xác nhận đúng là kẻ phạm pháp; 3. Tìm thấy chứng cớ phạm pháp trong người hoặc tại nhà ở của người tình nghi phạm pháp; 4. Có hành động chuẩn bị hoặc đang trốn; 5. Có hành động chuẩn bị tiêu hủy chứng cứ hoặc đang tiêu hủy chứng cứ, có sự thơng đồng giữa những kẻ phạm pháp với nhau để trốn tránh pháp luật; 6. Căn cước, lai lịch không rõ ràng (Điều2)”
[9, tr. 67]. Nếu so với quy định tại Sắc lệnh số 40/SL thì tại Sắc luật số 002/SLt đã quy định thêm hai trường hợp bắt người phạm pháp quả tang là: đang bị giam giữ mà lẩn trốn và đang có lệnh truy nã. Như vậy, Sắc luật số 002/SLt đã đồng nhất giữa bắt người phạm pháp quả tang và bắt người có lệnh truy nã. Mặt khác,
trong Sắc luật số 022/SLt vẫn sử dụng thuật ngữ “phạm pháp” với nghĩa là bất cứ vi phạm pháp luật nào, từ vi phạm hình sự đến vi phạm hành chính... đều có thể bị áp dụng biện pháp bắt người phạm pháp quả tang. Như vậy, đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt người phạm pháp quả tang là rất rộng. Điều đó có thể dẫn đến khơng ít những trường hợp lạm dụng quy định này để bắt người phạm pháp quả tang, vi phạm quyền tự do thân thể của công dân.
Đối với trường hợp bắt người khẩn cấp, Sắc luật số 022/SLt quy định tương đối cụ thể căn cứ để bắt khẩn cấp. Tuy nhiên, việc quy định “căn cước,
lai lịch không rõ ràng” là một trong những căn cứ bắt khẩn cấp thì thật sự thiếu
cơ sở khoa học, bởi căn cứ này khơng liên quan gì đến hành vi phạm tội vì thế rất bị lợi dụng để bắt người khơng liên quan gì đến việc phạm tội, chỉ vì “căn cước, lai lịch không rõ ràng”. Để khắc phục những hạn chế này, ngày
24/12/1958 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thơng tư số 556-TT về việc tăng cường lãnh đạo đối với việc bắt giữ, truy tố, xét xử. Trong thơng tư này, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: “Trong khi làm nhiệm vụ, Cơng an, Cơng tố và Tồ
án phải chiếu theo pháp luật của Nhà nước mà làm đúng nguyên tắc bắt giữ và xét xử: kẻ đáng bắt thì bắt; kẻ bắt cũng được, khơng bắt cũng được thì khơng bắt; bắt giữ rồi thì phải hỏi cung mau chóng để kịp thời xử án, không được giam lâu” [48, tr 8-9].
Ở miền Nam, sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, ngày 15/3/1976 Hội đồng Chánh phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 02/SL -76 quy định việc bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật. Tại Điều 1 của Sắc luật số 02/SL -76 quy định: “Việc
bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật phải có lệnh viết của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp phạm tội quả tang và trường hợp khẩn cấp quy định ở các Điều 2 và 3 dưới đây. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật trong những vụ án hình sự... Tịa án nhân dân có quyền ra lệnh bắt giam kẻ phạm tội trong những vụ án hình sự đang thụ lý. Trưởng hoặc Phó Cơ quan An ninh từ cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên có quyền ra lệnh bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật của kẻ phạm tội, lệnh đó phải được sự
phê chuẩn trước của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, nếu là vụ án hình sự, hoặc của Ủy ban nhân dân cách mạng cùng cấp, nếu là trường hợp tập trung cải tạo...” [48, tr.22].
Qua đây thấy rằng, Sắc luật số 02/SL -76 điều chỉnh 2 nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực tố tụng hình sự và hành chính khác nhau và hai nhóm có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật theo thủ tục tố tụng hình sự và thủ tục hành chính. Mặc dù vậy, có thể coi đây là bước tiến mới về kỹ thuật lập pháp khi đã đề cập đến thẩm quyền, thủ tục của VKSND, Ủy ban nhân dân cách mạng, TAND và Cơ quan An ninh đối với việc bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật.
Về các trường hợp bắt người phạm tội quả tang Điều 2 Sắc luật số 02/SL - 76 quy định:
”Trong trường hợp phạm tội quả tang, bất cứ cơng dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay kẻ phạm tội đến ủy ban nhân dân cách mạng, cơ quan An ninh, hoặc Viện kiểm sát nhân dân gần nhất.
Những trường hợp sau đây là phạm tội quả tang:
a) Đang làm việc phạm tội hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát giác; b) Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp;
c) Đang bị giam giữ mà lẩn trốn; d) Đang có lệnh truy nã”. [48, tr.25]
Về các trường hợp bắt khẩn cấp, Điều 3 Sắc luật số 02/SL -76 tiếp tục quy định 06 trường hợp đó là:
“1. Có hành động chuẩn bị phạm tội;
2. Người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là kẻ phạm tội;
3. Tìm thấy chứng cớ phạm tội trong người hoặc tại nhà ở của người tình nghi phạm tội;
4. Có hành động chuẩn bị trốn hoặc đang trốn;
5. Có hành động chuẩn bị tiêu hủy chứng cứ hoặc đang tiêu hủy chứng cứ, có sự thơng đồng giữa những kẻ phạm tội với nhau để trốn tránh pháp luật;
Như vậy, về cơ bản Sắc luật 02/SL-76 đã kế thừa các trường hợp bắt người phạm pháp quả tang và các trường hợp bắt người khẩn cấp được quy định tại Sắc luật số 002/SLt. Song điểm tiến bộ của Sắc luật số 02/SL-76 là đã thay thuật ngữ “phạm pháp” bằng thuật ngữ “phạm tội”. Tuy nhiên, Sắc luật số 02/SL-76 vẫn chưa khắc phục những quy định bất hợp lý của Sắc luật 002/SLt như đã phân tích ở trên.
2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Ngày 28/6/1988, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 3 đã thơng qua BLTTHS đầu tiên BLTTHS năm 1988. Trong Bộ luật này, các biện pháp bắt người với tính chất là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được quy định tập trung, thống nhất tại Chương V, gồm có điều luật, trong đó Điều 63 quy định các trường hợp bắt khẩn cấp; Điều 64 quy định các trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã; Điều 62 quy định bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
Để bảo đảm cho việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp chỉ được áp dụng trong những trường hợp mang tính cấp bách nhằm ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật, tiêu hủy chứng cứ của người thực hiện tội phạm, đồng thời bảo đảm các quyền tự do cá nhân của con người, khoản 1 Điều 63 BLTTHS năm 1988 đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn các trường hợp bắt khẩn cấp với nội dung như sau: “Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:
a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng;
b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trơng thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ” [22, tr. 325-326].
Về các trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, Điều 64 BLTTHS năm 1988 quy định:
“1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, VKS hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này, lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt” [22, tr.126].
Từ quy định này cho thấy, Điều 64 BLTTHS năm 1988 đã tách biện pháp bắt người đang bị truy nã ra khỏi các trường hợp bắt người phạm tội quả tang với tính chất là một trong các biện pháp bắt người độc lập, nhưng lại quy định chung trong cùng một điều luật với bắt người phạm tội quả tang. Như vậy, theo quy định của Điều 64 chỉ có ba trường hợp bắt người phạm tội quả tang, đó là: Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bị bắt; người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt; người ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bị bắt. Nếu so với Sắc luật 02/SL-76 thì BLTTHS năm 1988 đã kế thừa hai trường hợp bắt người phạm tội quả tang được quy định trong sắc luật này, đồng thời hủy bỏ hai trường hợp bắt người: đang bị giam giữ mà lẩn trốn và đang có lệnh truy nã thuộc các trường hợp bắt người phạm tội quả tang.
Về thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang, BLTTHS năm 1988 quy định: “Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và khi bắt người phạm tội quả tang