Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 52)

BLTTHS năm 1988.

2.1.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp bắtngười trong tố tụng hình sự. người trong tố tụng hình sự.

BTTTHS năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Trong Bộ luật này, các biện pháp bắt người được quy định tại Chương VII “Biện pháp ngăn chặn, biện pháp

cưỡng chế”, Mục 1, gồm 7 điều luật, từ Điều 110 đến Điều 116 và Điều 503

chương XXXVI “Một số hoạt động hợp tác quốc tế” so với quy định của BTTTHS năm 2003 về các biện pháp bắt người, BTTTHS năm 2015 có quy định bổ sung một biện pháp bắt người, đó là bắt người bị yêu cầu dẫn độ (Điều 503) để đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế. Đồng thời, để đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể của các biện pháp bắt người, BTTTHS năm 2015 đã tách riêng biện pháp bắt người phạm tội quả tang và biện pháp bắt người đang bị truy nã để quy định trong 2 điều luật: Điều 111 “Bắt người phạm tội quả tang” và Điều 112 “Bắt

người đang bị truy nã”. Bên cạnh đó, BTTTHS năm 2015 đã thay biện pháp bắt

người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại Điều 81 BTTTHS năm 2003 bằng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quy định chung với biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110).

Về cơ bản, BTTTHS năm 2015 đã kế thừa những nội dung hợp lý trong các quy định của BTTTHS năm 2003 về các biện pháp bắt người. Tuy nhiên, BTTTHS năm 2015 có sửa đổi, bổ sung một số điểm mới sau đây:

+ Thứ nhất, về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp và bắt

người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110).

Như đã nói ở trên, biện pháp ngăn chặn này thay thế cho biện pháp “Bắt

người trong trường hợp khẩn cấp” được quy định tại Điều 87 BTTTHS năm

“Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát”.

Các căn cứ áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, về cơ bản khơng có sự khác biệt so với biện pháp “Bắt người trong trường hợp khẩn

cấp”. Tuy nhiên, có một số điểm mới sau:

+ Bổ sung và quy định chặt chẽ căn cứ áp dụng biện pháp này, cụ thể là: Trước đây, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 87 BTTTHS năm 2003 thì

“Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” được bắt khẩn cấp. Nhưng

qua thực tiễn áp dụng cho thấy, việc quy định “Khi có căn cứ cho rằng...” cịn rất chung chung, không chặt chẽ và dễ bị lạm dụng căn cứ này để bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, BTTTHS năm 2015 đã khắc phục hạn chế này và quy định như sau “Khi có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị

thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng”. Như vậy,

với quy định này thì cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể giữ người trong trường hợp khẩn cấp nếu thu thập được đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thêm vào đó, BTTTHS năm 2015 cịn bổ sung việc xác nhận của

“Người cùng thực hiện tội phạm” (Điểm b khoản 1 Điều 110) và việc phát hiện

dấu vết của tội phạm tại “nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi

thực hiện tội phạm” (Điểm c khoản 1 Điều 110) là một trong những căn cứ để

áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Về thẩm quyền, thì ngồi những người có thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 87 BTTTHS năm 2003, BTTTHS năm 2015 còn bổ sung những người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ đội biên phịng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư cũng có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp nhưng gắn với điều kiện “Thực hiện

nhiệm vụ ở địa bàn biên giới, hải đảo, xa cơ quan điều tra chuyên trách” (cụ thể

xem khoản 2 Điều 110 BTTTHS năm 2015).

Về trình tự, thủ tục áp dụng: BTTTHS năm 2015 quy định chặt chẽ hơn trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 3,

4 Điều 87 BTTTHS năm 2003. Cụ thể là những quy định về nội dung của lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp; quy định về hồ sơ kèm theo lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đề nghị VKS phê chuẩn; quy định về trách nhiệm của người chỉ huy tàu bay, tàu biển giao người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cho Cơ quan điều tra tại sân bay, bến cảng đầu tiên trở về; quy định về thời hạn và những nhiệm vụ mà cơ quan điều tra, người có thẩm quyền theo luật định phải thực hiện như: Lấy lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, nếu có căn cứ thì ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và chuyển hồ sơ cho VKS để xét phê chuẩn. Nếu khơng đủ căn cứ thì phải trả tự do ngay cho người bị giữ. Điều cần chú ý ở đây là BLTTHS năm 2015 đã rút ngắn thời hạn thực hiện những nhiệm vụ trên từ 24 giờ (theo quy định tại Điều 89 BLTTHS năm 2003) xuống 12 giờ (Theo quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015).

Để đề cao trách nhiệm của VKS, khoản 6 Điều 110 còn quy định: “Viện

kiểm sát phải kiểm sát chặt căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp cần thiết, kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp...

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ”.

Thứ hai, về biện pháp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị

truy nã.

Ngoài việc tách trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 82 BLTTHS năm 2003 để quy định tại hai điều luật độc lập: Điều 111 “bắt người phạm tội quả tang” và Điều 112 “bắt người

đang bị truy nã”, các quy định của BLTTHS năm 2015 về hai biện pháp bắt người này có một số điều mới là:

+ Bổ sung trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an trong trường hợp các chủ thể này phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã, theo đó các chủ thể này có trách nhiệm

“thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền” (khoản 3 Điều 111 và Điều 112). Với quy định này thì những

người khác thực hiện bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã khơng có thẩm quyền này mà chỉ có nghĩa vụ dẫn giải người bị bắt đến Cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

+ Ngoài ra, khoản 1 Điều 111 và khoản 1 Điều 112 BLTTHS năm 2015, bên cạnh tiếp tục quy định Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, ủy ban nhân dân nhận người bị bắt có nghĩa vụ lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt đến cơ quan có thẩm quyền thì cịn có thể “báo ngay cho Cơ quan có thẩm

quyền”. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi do nhiều nguyên nhân

khác nhau nên nhiều trường hợp các cơ quan này không thể giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Vì vậy, để tháo gỡ vướng mắc này, khoản 1 Điều 111 và khoản 1 Điều 112 BLTTHS năm 2015 quy định cho phép Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân tiếp nhận người bị bắt có thể

“báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền”.

+ Thứ ba, về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Về cơ bản, quy định về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam quy định tại Điều 113 BLTTHS năm 2015 khơng có nhiều thay đổi so với quy định tại Điều 80 BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, có sửa đổi, bổ sung một số điểm mới sau đây:

⁃ Về thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam: BLTTHS năm 2015 khơng cịn quy định thẩm quyền của “Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tịa, Phó

Chánh tịa phúc thẩm của Tồ án nhân dân tối cao” trong việc bắt bị can, bị cáo

để tạm giam. Việc bỏ quy định này là có cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý. Bởi qua thực tế áp dụng pháp luật tố tụng hình sự thấy rằng, rất ít khi chủ thể này ra quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, đồng thời phù hợp yếu tố tinh thần cải

cách tư pháp là thu hẹp chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giam. Về mặt pháp lý, thì sau khi Luật tổ chức TAND năm 2014 được ban hành và có hiệu lực, trong hệ thống TANDTC khơng cịn Tồ phúc thẩm.

⁃ Về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam được BLTTHS năm 2015 quy định chặt chẽ hơn và phù hợp với yêu cầu bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo đó là quy định về văn bản tố tụng: “Lệnh bắt,

quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người bị bắt, lý do bắt và những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật này như: số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng; căn cứ ban hành văn bản tố tụng; Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu”.

Đặc biệt là, Điều 113 BLTTHS năm 2015 còn quy định bổ sung trách nhiệm “giao lệnh, quyết định cho người bị bắt”. Về vấn đề này, Điều 80 BLTTHS năm 2003 chỉ quy định: “Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích

lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt” mà

không đặt vấn đề phải giao lệnh bắt cho người bị bắt.

Đối với người chứng kiến việc thực hiện lệnh, quyết định bắt, BLTTHS năm 2015 đã thay thế “người láng giềng của người bị bắt” bằng “người khác” tức là bất kỳ người nào có năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khi gặp tình huống người láng giềng đi vắng lâu ngày (chẳng hạn đi cơng tác ở nước ngồi), trong khi việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam khơng thể trì hỗn. Đối với địa điểm bắt, tại Điều 113 BLTTHS năm 2015 bổ sung thêm “nơi học tập”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)