Phân biệt biện pháp bắt người với các biện pháp bảo đảm cho việc tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (biện pháp cưỡng chế).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 35)

hành hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (biện pháp cưỡng chế).

Ngoài những điểm giống như đã phân tích ở trên, hai nhóm biện pháp này khác nhau ở những điểm cơ bản sau đây:

+Về nội dung, mức độ cưỡng chế: các biện pháp cưỡng chế bảo đảm cho việc tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án chỉ có tính chất cưỡng bức, buộc đối tượng bị áp dụng phải thi hành nghĩa vụ tố tụng. Trong khi đó, biện pháp bắt người là biện pháp có tính cưỡng chế nghiêm khắc hơn so với biện pháp cưỡng chế bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án bởi khi áp dụng các biện pháp bắt người, đối tượng bị áp dụng sẽ bị hạn chế tạm thời quyền tự do thân thể.

+Về đối tượng bị áp dụng: đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra truy tố, xét xử đa dạng hơn đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt người, cụ thể bao gồm: người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội (áp giải); người làm chứng, người bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố trong những trường hợp luật định (dẫn giải); bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại (kê biên tài sản); người bị buộc tội về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản để bảo đảm bồi thường thiệt hại (phong toả tài khoản). Trong khi đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt người chỉ bao gồm các trường hợp: người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị can, bị cáo, người bị yêu cầu dẫn độ.

+ Về mục đích áp dụng: áp dụng các biện pháp cưỡng chế bảo đảm cho việc tiến hành các hoạt động, điều tra chủ yếu nhằm bảo đảm cho những hoạt động được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định; khơng có mục đích ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn những hành vi cản trở hoạt động khởi tố, điều tra truy tố xét xử và thi hành án như các biện pháp bắt người.

+ Về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng và các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự cũng có sự khác nhau nhất định tùy thuộc vào từng biện pháp cụ thể.

+ Về tính chất của biện pháp: các biện pháp cưỡng chế bảo đảm cho việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án khơng có tính chất ngăn chặn, cũng như tính chất điều tra vụ án mà chỉ có tính chất hỗ trợ cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Mặc dù có sự khác nhau như vậy, nhưng biện pháp bắt người nói riêng, các biện pháp ngăn chặn nói chung và các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bởi vì, việc áp dụng biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ cũng như các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác. Ngược lại, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự khác sẽ tạo thuận lợi cho việc thu thập được những chứng cứ, tài liệu làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự.

Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa các biện pháp bắt người và các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác. Nắm vững những điểm khác nhau này sẽ giúp các cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng đúng đắn các biện pháp này nhằm giải quyết vụ án hình sự được kịp thời, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tiểu kết chương 1

Chương 1của luận văn tập trung phân tích, luận giải làm rõ những vấn đề lý luận về biện pháp bắt người theo quy định của BLTTHS năm 2015. Kết quả nghiên cứu ở chương này là: đưa ra được khái niệm khoa học về biện pháp bắt người với tính chất là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; chỉ ra những đặc điểm của biện pháp này về nội dung cưỡng chế, đối tượng áp dụng, mục đích áp dụng; phân tích làm rõ các trường hợp bắt người trên các

khía cạnh: căn cứ, điều kiện, đối tượng áp dụng.... của từng biện pháp cụ thể; phân biệt được biện pháp bắt người với các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác.

Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở lý luận để đánh giá thực tiễn áp dụng trong điều tra các vụ án về tội phạm ma túy tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ở Chương 2 của luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)