Tiếp tục hoàn thiện và hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp bắt người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 73)

tụng hình sự năm 2015 về biện pháp bắt người.

Qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2015 về các biện pháp bắt người, cũng như thực tiễn áp dụng hơn một năm qua, chúng tôi thấy một số vấn đề sau đây cần hoàn thiện trong thời gian tới:

Một là, hoàn thiện quy định tại Điều 113 BLTTHS năm 2015 về bắt bị

can, bị cáo để tạm giam.

- Mặc dù BLTTHS năm 2015 đã khắc phục những hạn chế, bất cập của BLTTHS năm 2003 về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, nhưng chúng tôi thấy tại Điều 113 BLTTHS năm 2015 mới chỉ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt mà khơng đề cập đến các trường hợp cũng như căn cứ, điều kiện bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong các trường hợp đó. Do vậy, trong thực tiễn áp dụng, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã vận dụng căn cứ tạm giam để bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Chúng tơi đồng tình với cách hiểu và vận dụng này, bởi bắt bị can, bị cáo là để tạm giam, do vậy biện pháp bắt bị can, bị cáo và biện pháp tạm giam có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, để có căn cứ pháp lý chặt chẽ, minh bạch cho việc áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam Điều 113 BLTTHS năm 2015 cần quy định vấn đề này bằng một quy phạm viện dẫn đến Điều 119 BLTTHS năm 2015 để đảm bảo logic giữa các điều luật.

- Điều 113 BLTTHS năm 2015 quy định về chủ thể có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam chưa thật cụ thể, rõ ràng, nghĩa là còn chung chung nên chưa rõ chủ thể nào có thẩm quyền bắt bị can để tạm giam, chủ thể nào có thẩm quyền bắt bị cáo để tạm giam. Trong khi đó, đây là hai trường hợp bắt khác nhau, ở những giai đoạn tố tụng khác nhau. Do vậy, trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần ra văn bản hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam theo hướng:

+Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can để tạm giam trong giai đoạn điều tra;

+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện kiểm sát quân sự các cấp có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can để tạm giam trong giai đoạn truy tố;

+ Chánh án, Phó Chánh án TAND và Tịa án qn sự các cấp có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can để tạm giam trong thời gian chuẩn bị xét xử và bắt bị cáo để tạm giam (trừ trường hợp bị cáo đang bị xét xử tại phiên tồ);

+ Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can để tạm giam tại phiên tòa đang xét xử.

⁃ Khoản 3 Điều 113 BLTTHS năm 2015 quy định: “Không được bắt

người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã”. Với quy định này cho thấy, nội dung của khoản 3 Điều 113 BLTTHS

năm 2015 cần sửa lại như sau: “Không được bắt người vào ban đêm, trừ bắt

người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt người bị yêu cầu dẫn độ”.

Hai là, Hoàn thiện quy định tại Điều 111 “Bắt người phạm tội quả tang”

và Điều 112 “bắt người đang bị truy nã”.

- Theo quy định tại Điều 111 “Bắt người phạm tội quả tang” của

BLTTHS năm 2015 thì người thực hiện việc bắt người phạm tội quả tang cũng như cơ quan tiếp nhận người bị bắt phải giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó, khoản 1 Điều 164 BLTTHS năm 2015 lại quy định: “1. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực

và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho VKS có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự”.

Từ quy định này cho thấy, đối với những vụ án thuộc thẩm quyền mà các cơ quan này phát hiện bắt giữ người phạm tội quả tang thì khơng phải giải ngay hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Do vậy, rõ ràng quy định tại

quy định trong BLTTHS. Vì thế, để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ trong các quy định của BLTTHS năm 2015, chúng tơi nhất trí với quan điểm cho rằng cần bổ sung thêm khoản 4 Điều 111 BLTTHS năm 2015 với nội dung như sau:

“4. Trong trường hợp cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phát hiện bắt người phạm tội quả tang hoặc tiếp nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang thì thu giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trừ trường hợp quy định tại Điều 164 Bộ luật này”. [54, tr.48].

- Khoản 2,3 Điều 114 BLTTHS năm 2015 mới chỉ quy định những việc cần làm ngay đối với cơ quan điều tra nhận người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã mà không quy định đối với Cơ quan điều tra trực tiếp bắt người đang bị truy nã. Đây là một thiếu sót của Bộ luật này. Vì vậy, để khắc phục thiếu sót này cần bổ sung những việc cần làm ngay đối với cả Cơ quan điều tra trực tiếp bắt người đang bị truy nã, bằng cách thay cụm từ “Cơ quan điều tra nhận người

bị bắt” bằng cụm từ “cơ quan điều tra bắt hoặc nhận người bị bắt” tại khoản 2

và khoản 3 của Điều 114 BLTTHS năm 2015.

Ba là, hoàn thiện quy định của Điều 110 “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp”. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp

ngăn chặn trong tố tụng hình sự, vì thế việc áp dụng biện pháp này ngoài việc ngăn chặn tội phạm còn nhằm hỗ trợ cho việc điều tra, truy tố, xét xử (truy cứu trách nhiệm hình sự) đối với người bị buộc tội, là tiền đề để áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ v.v. cho nên, biện pháp này chỉ áp dụng đối với người có hành vi phạm tội như chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; hoặc đã thực hiện tội phạm nhưng bỏ trốn; hay người cùng thực hiện tội phạm, người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trơng thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm; hoặc có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi

thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Theo quy định của Điều 17 BLHS năm 1999 thì: “Người chuẩn bị phạm

một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện”. Cịn hiện nay, theo quy định tại khoản 2

Điều 14 BLTTHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì: “Người chuẩn bị

phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 244, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Cịn theo khoản 3 Điều 14 BLTTHS năm 2015 thì “Người đủ 14 tuổi đến

dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Với quy định trên, đối chiếu với quy định tại Điều 9 BLTTHS năm 2015 và chế tài được quy định đối với những tội phạm mà theo quy định của BLHS năm 2015 phải chịu trách nhiệm hình sự thấy rằng: Vấn đề trách nhiệm hình sự khơng chỉ đặt ra đối với người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng mà còn đối với người chuẩn bị phạm một tội ít nghiêm trọng (khoản 1 Điều 134), chuẩn bị phạm một tội nghiêm trọng (quy định tại khoản 2 các điều 115, 116, 118; các khoản 2,3 Điều 134; khoản 1 các điều 169, 207, 324; khoản 3 Điều 299 và các khoản 1,2 Điều 301 BLTTHS năm 2015). Mặt khác, không phải mọi trường hợp chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. Vì vậy, điểm a khoản 1 Điều 110 BLHS năm 2015 quy định:

“Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” là một trong những trường

hợp giữ người là không hợp lý, mâu thuẫn với quy định của BLTTHS năm 2015 về trách nhiệm hình sự của người chuẩn bị phạm tội. Vì vậy, để khắc phục hạn chế này, chúng tôi cho rằng cần sửa lại quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015 về trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội.

Cụ thể như sau: “Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện

tội phạm mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Ngồi ra, khi quy định về thủ tục thi hành lệnh giữ, khoản 3 Điều 110 có quy định: “.....việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải tuân

theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật này”. Theo quy định tại

khoản 2 Điều 113 BLTTHS năm 2015 cho thấy, một trong những thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam là thủ tục chứng kiến việc bắt, theo đó: “Khi tiến hành

bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người ở nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường thị trấn nơi tiến hành bắt người”.

Từ những quy định trên cho thấy, thành phần người chứng kiến khi tiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp cũng phải đúng như thành phần người chứng kiến khi tiến hành bắt người. Vấn đề đặt ra ở đây là, tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015 có quy định về thẩm quyền giữ người trong trường hợp khẩn cấp cho người chỉ huy tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Vậy trong trường hợp này, ai sẽ là người chứng kiến? Nếu theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của BLTTHS năm 2015 thì đây là trường hợp giữ người ở nơi khác và người chứng kiến là người đại diện của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành giữ người. Nhưng khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì rất khó tìm được và cũng khơng thể tìm được người đại diện của chính quyền xã, phường, thị trấn chứng kiến. Đây rõ ràng là một bất cập trong quy định của BLTTHS năm 2015. Đối với trường hợp này, để đảm bảo tính khả thi, theo chúng tơi cần quy định người chứng kiến là người có mặt trên máy bay, tàu biển đó. Do vậy, tại khoản 2 Điều 113 BLTTHS năm 2015 cần bổ sung quy định: “Đối với trường hợp giữ người trên máy bay, tàu biển phải có

người trên máy bay, tàu biển đó chứng kiến”. Họ có thể là hành khách hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)