Yêu cầu hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 67)

Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự có vai trị quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là trong bối cảnh tình hình tội phạm có u tố nước ngồi, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm ma túy phát sinh ngày càng gia tăng về mức độ, phức tạp về tính chất. Vì thế, nhiều u cầu về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự đã nảy sinh và được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương, song phương mà Việt Nam là thành viên và được nội luật hóa trong một số văn bản pháp luật của Việt Nam như Luật Tương trợ tư pháp năm 2007; BLTTHS năm 2003 và hiện nay là BLTTHS năm 2015.

Căn cứ vào quy định trong các văn bản pháp luật trên cho thấy, một trong những yêu cầu hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung và bắt người để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ nói riêng.

Do vậy xem xét yêu cầu dẫn độ và thực hiện việc dẫn độ có những đặc thù về đối tượng, cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định dẫn độ nên quy định và áp dụng các biện pháp ngăn chặn (trong đó có biện pháp bắt người) để bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ có những yêu cầu riêng về căn cứ, thẩm quyền, thời hạn áp dụng từng biện pháp, về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn. Cụ thể là, theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì có 05 biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ gồm: bắt; tạm giam; cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm; tạm hoãn xuất cảnh (khoản 1 Điều 502 BLTTHS năm 2015). Tuy nhiên, những biện pháp ngăn chặn nêu trên chỉ được áp dụng khi có đủ hai điều kiện: 1) Tịa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật; 2) Có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ (khoản 2 Điều 502 BLTTHS năm 2015).

Về thẩm quyền áp dụng: theo quy định tại khoản 3 Điều 502, thì Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp tỉnh quyết định áp dụng cả 5 biện pháp ngăn chặn quy định tại khoản 1 Điều 502 BLTTHS năm 2015; Thẩm phán chủ tọa phiên họp xem xét yêu cầu dẫn độ có quyền quyết định việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp đặt tiền để đảm bảo sự có mặt của người bị yêu cầu dẫn độ tại phiên họp.

Biện pháp bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ được thực hiện theo quy định tại Điều 113 BLTTHS năm 2015. Để bảo đảm quyền con người, lợi ích hợp pháp của người bị yêu cầu dẫn độ, BLTTHS năm 2015 quy định: “Thời hạn tạm

giam để xem xét yêu cầu dẫn độ không được vượt quá thời hạn trong lệnh bắt giam của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ hoặc thời hạn phải thi hành hoặc cịn phải thi hành hình phạt tù trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ. Trong trường hợp cần thiết, TAND cấp tỉnh, TAND cấp cao có thể gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ ra lệnh, quyết định tạm giam hoặc gia hạn tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ để bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ; văn bản yêu cầu được gửi thông qua Bộ công an”. Những quy định trên của BLTTHS năm 2015 về hợp tác quốc tế trong tố tụng

hình sự đã trở thành một trong những yêu cầu đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp tạm giam để xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ, địi hỏi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải tuân thủ khi áp dụng biện pháp bắt người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)