Yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung, tội phạm ma túy nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 65)

nói riêng.

Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội phạm ma túy nói riêng có mức độ xảy ra ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp và có xu hướng ra tăng. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy công an tỉnh Quảng Ninh thấy rằng, chỉ trong vòng 5 năm (từ năm 2014 đến năm 2018) ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tới 3.027 vụ với 4.526 bị can bị thụ lý điều tra về tội phạm ma túy, trong đó tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có 56 vụ với 63 bị can bị thụ lý điều tra về tội phạm này [12]. Tình hình này đặt ra yêu cầu phải tăng cường đấu tranh phòng, chống loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này.

Để góp phần có hiệu quả vào cơng tác đấu tranh chống tội phạm ma túy, ngăn chặn không cho loại tội phạm này xảy ra, tiếp tục được thực hiện, ngăn chặn việc trốn tránh pháp luật cũng như để đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi và có kết quả, pháp luật tố tụng hình sự quy định cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, trong đó có cơ quan điều tra được áp dụng các biện pháp bắt người. Do vậy, khi áp dụng các biện pháp bắt người trong điều tra các vụ án hình sự về tội phạm ma túy, cơ quan điều tra xuất phát từ yêu cầu đấu tranh, phịng chống tội phạm, nghĩa là phải đạt được mục đích ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn không để cho người phạm tội trốn tránh pháp luật, hoặc có hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội, đảm bảo “mọi hành vi phạm tội do người phạm tội được

phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật” (khoản 1

Điều 3 BLTTHS năm 2015). Do vậy, khi áp dụng các biện pháp bắt người phạm tội về ma túy ln ln phải qn triệt quan điểm “Nhanh chóng, thận trọng,

khách quan, tồn diện, khơng để lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội”

Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên các cấp trong lực lượng Công an cần phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phịng, chống và kiểm sốt ma túy, trọng tâm là kết luận số 95-KL/TW ngày 02/04/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tiếp tục thực hiện chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/03/2008 của Bộ chính trị về tăng cường vai trị lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma t. Mặt khác, khi áp dụng các biện pháp bắt người trong điều tra tội phạm về ma túy, Cơ quan điều tra cần quán triệt quan điểm chỉ đạo “tập trung lực lượng, sử dụng

tổng hợp các biện pháp, chủ động phịng ngừa, tích cực đấu tranh ngăn chặn tội phạm, trong đó lấy phịng ngừa là chính; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ; kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm; coi trọng cơng tác phịng ngừa tại cộng đồng, gia đình và ngay từ cơ sở; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, tự giác tham gia đấu tranh phịng, chống tội phạm. Chủ động tấn cơng trấn áp tội phạm, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, gắn

với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, không để oan sai, lọt tội phạm, nghiêm cấm bức cung, nhục hình” [11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)