Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình áp dụng các biện pháp bắt người và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 83)

dụng các biện pháp bắt người và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc bắt người trong điều tra các vụ án về ma túy.

Để bảo đảm việc áp dụng biện pháp bắt người trong điều tra các vụ án về tội phạm ma túy được đúng đắn, không ảnh hưởng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của con người bị bắt, kịp thời ngăn chặn tội phạm về ma túy, tạo thuận lợi cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án..., một trong những biện pháp không kém phần quan trọng là phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động áp dụng các biện pháp bắt người trong quá trình điều tra các vụ án hình sự về tội phạm ma túy.

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới và tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan dân cử, của công luận và nhân dân đối với hoạt động tư pháp” [8]. Đây là vấn đề có

tính ngun tắc và hết sức quan trọng, vì vậy phải đổi mới và tăng cường hơn nữa. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào, cơ quan điều tra cấp nào làm tốt cơng tác này thì ở đó hoạt động điều tra vụ án về ma túy nói chung, việc áp dụng các biện pháp bắt người nói riêng sẽ có chất lượng, hiệu quả, khắc phục được những hạn chế, sai sót trong hoạt động điều tra vụ án, hạn chế được việc bắt oan, sai. Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng thực tế cho thấy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra các vụ án về ma túy, cũng như hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong tố tụng hình sự có lúc bị bng lỏng, chưa thường xun, kịp thời, chất lượng kiểm tra, giám sát chưa cao.

Trong cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, trong hệ cơ quan điều tra các cấp cũng như trong xã hội còn thiếu một cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát một cách đầy đủ, cơng khai, minh bạch và có hiệu quả để phát hiện, khắc phục kịp thời những yếu kém, hạn chế trong công tác điều tra các vụ án về ma túy nói chung, trong hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người nói riêng. Việc thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành công an đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự, trong đó có vụ án về ma túy

chưa đạt được kết quả thiết thực do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong khi đó, việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra của VKS vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, của chính quyền địa phương đơi khi cịn mang tính hình thức, chưa đáp ứng u cầu thực tế. Giám sát của nhân dân đối với hoạt động điều tra các vụ án hình sự thì chưa thực sự phát huy tác dụng vì chưa có quy chế cụ thể, chặt chẽ và đầy đủ về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động điều tra của lực lượng cơng an.

Có thể thấy, những hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả điều tra vụ án, cũng như đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong tố tụng hình sự.

Do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra các vụ án hình sự về tội phạm ma túy cũng như áp dụng các biện pháp bắt người cần chú trọng hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, người có thẩm quyền đối với hoạt động điều tra vụ án của Cơ quan điều tra.

Từ bài học kinh nghiệm thực tiễn về công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều tra các vụ án về ma túy ở tỉnh Quảng Ninh nói chung, ở huyện Vân Đồn nói riêng thời gian qua cho thấy, để nâng cao chất lượng điều tra loại án này, nhất là trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt người, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Vân Đồn cần thường xuyên báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh. Nội dung xin ý kiến chỉ đạo cần tập trung vào những vấn đề như: có đưa vụ án ma túy ra xử lý hình sự hay khơng? hay tiếp tục triển khai chun án trinh sát; có khởi tố, điều tra vụ án hay không? Cần thiết bắt hay không bắt đối tượng trong vụ án, bắt vào thời điểm nào để phục vụ u cầu chính trị, u cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm ma túy ở địa phương.v.v...Để tạo điều kiện thuận lợi cho cấp lãnh đạo có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo điều tra vụ án về ma túy, Cơ quan điều tra tội phạm về ma túy cần phải báo cáo đầy đủ các thông tin, tài liệu đã thu thập được về vụ án và đối tượng trong vụ án; về tình hình an ninh trật tự, tệ nạn ma túy ở địa phương. Đồng thời, Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cần chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền cân nhắc cho ý kiến chỉ đạo đối với từng vụ án ma túy cụ thể, nhất là các vụ án ma túy lớn, tính chất nghiêm trọng, phức tạp. Tránh tình trạng báo cáo khơng đầy

đủ, cụ thể; không đề xuất hướng xử lý vụ án cũng như áp dụng các biện pháp bắt đối tượng trong vụ án.

Về phía các cấp lãnh đạo có thẩm quyền, nhất là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy với tư cách là người có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tồn bộ q trình điều tra vụ án ma túy, khơng chỉ nắm vững toàn bộ diễn biến, các tình tiết thực tế của vụ án ma túy như: âm mưu, phương thức, thủ đoạn gây án của đối tượng; quy mô, địa bàn, lĩnh vực, tuyến triển khai vụ án của đối tượng; các đặc điểm nhân thân của đối tượng gây án, nhất là những đối tượng có nhân thân đặc biệt (người nước ngồi, dân tộc thiểu số, cán bộ, Đảng viên, người chưa đủ 18 tuổi...) mà cịn phải nghiên cứu, đánh giá tồn diện các chứng cứ thu được phản ánh về hoạt động phạm tội của đối tượng; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra hoặc nghe các Điều tra viên báo cáo tình hình, kết quả vướng mắc trong quá trình điều tra vụ án để kịp thời ra ý kiến ý chỉ đạo phù hợp.

Thêm vào đó, việc chỉ đạo phải quyết liệt, khẩn trương, thống nhất về nội dung để kịp thời định hướng cho hoạt động áp dụng các biện pháp bắt đối tượng trong điều tra vụ án về ma túy. Nội dung chỉ đạo vừa phải có tính định hướng cho hoạt động điều tra, cho hoạt động bắt đối tượng, đồng thời phải cụ thể, rõ ràng, sát với tình hình thực tế, hạn chế tối đa tình trạng chỉ đạo chung chung, khơng rõ ràng, cụ thể hoặc can thiệp quá sâu vào hoạt động tác nghiệp của Điều tra viên.

Cùng với việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nêu trên, cần nêu cao vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra từ phía VKS, vai trị của cơ quan thanh tra chuyên ngành, liên ngành đối với hoạt động bắt người trong điều tra các vụ án về ma túy. Đồng thời cần xây dựng một cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân, của cơng luận và tồn thể nhân dân đối với hoạt động điều tra các vụ án về ma túy, trong đó quy định rõ quyền, nghĩa vụ giám sát của những chủ thể này đối với hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra các vụ án về ma túy, nhất là việc áp dụng biện pháp bắt người nếu phát hiện sai phạm thì phải xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Có như vậy, mới có thể hạn chế, chấm

dứt hiện tượng bắt người vơ căn cứ, khơng đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, mới bảo vệ được quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt. Việc xử lý sai phạm trong việc bắt người không chỉ bằng biện pháp xử phạt mà còn bằng các biện pháp phục hồi quyền, lợi ích cho người bị bắt oan sai, đặc biệt là bồi thường thiệt hại theo Luật Bồi thường thiệt hại Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp bắt người trong điều tra vụ án hình sự về tội phạm ma túy từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)