luật, nghiệp vụ; chiến thuật, kĩ thuật bắt người đối với chủ thể có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt người và chủ thể thi hành lệnh bắt người trong Cơ quan điều tra.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36, điểm a khoản 2 Điều 110, điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015 chủ thể có thẩm quyền ra lệnh, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, trong đó có biện pháp bắt người (bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt bị can, bị cáo để tạm giam) thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Theo quy định tại điểm c Điều 37 BLTTHS năm 2015, thì chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt người thuộc về Điều tra viên. Do vậy, hiệu quả của việc áp dụng biện pháp bắt người cao hay thấp phụ thuộc vào các chủ thể này cả về mặt biên chế, cả về mặt năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ.
Để đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt người trong điều tra các vụ án hình sự về tội phạm ma túy thì trước hết là phải bảo đảm biên chế cho Cơ quan điều tra đáp ứng yêu cầu điều tra vụ án hình sự nói chung, vụ án về tội phạm ma túy nói riêng. Về vấn đề này, khoản 1 Điều 61 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định:
“Nhà nước bảo đảm biên chế cần thiết cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra”
Hiện nay, tổng quân số của Cơ quan điều tra cơng an huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có 19 cán bộ, chiến sĩ, trong đó: 01 Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, 01 Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra; 07 Điều tra viên (01 Điều tra viên kiêm nhiệm kỹ thuật hình sự), 02 cán bộ tổng hợp; 08 cán bộ điều tra và trinh sát. Với biên chế như vậy đã hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả điều tra, nhất là nắm tình hình, diễn biến của đối tượng phạm tội liên quan đến ma túy để có đủ căn cứ áp dụng các biện pháp bắt giữ đối tượng. Do vậy, cần tính tốn để bổ sung biên chế cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Thêm vào đó, cần hồn thiện tiêu chuẩn, quy định bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, cũng như Điều tra
viên theo các ngạch cụ thể. Chỉ bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra những Điều tra viên cao cấp hoặc Điều tra viên trung cấp có năng lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động điều tra và đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Điều tra viên quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự và tiêu chuẩn đối với Điều tra viên cao cấp quy định tại Điều 49, hoặc tiêu chuẩn đối với Điều tra viên trung cấp quy định tại Điều 48 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015. Chấm dứt cơ chế bổ nhiệm Điều tra viên qua tuyển chọn và thay bằng cơ chế thi tuyển Điều tra viên. Khi bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên cần quan tâm đến vấn đề chất lượng, tránh chạy theo số lượng, vấn đề thi tuyển cần thực chất hơn, tránh hình thức.
Vấn đề tiếp theo khơng kém phần quan trọng là tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng điều tra, chiến thuật, kĩ thuật bắt giữ người phạm tội, đạo đức công vụ cho đội ngũ Điều tra viên, cán bộ điều tra, theo hướng “cập nhật các kiến thức mới
về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sáng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm đấu tranh vì cơng lý, bảo vệ pháp chế XHCN, tơn trọng và bảo vệ quyền con người” [8].
Đây là một phương hướng hết sức đúng đắn, toàn diện. Mặc dù vậy, trong một thời gian dài, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật chưa được chú trọng đúng mức, ít chú ý đến việc đào tạo kỹ năng điều tra, áp dụng các biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự đối với từng chuyên án, loại án, nhất là án ma túy. Do vậy, thời gian tới cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo chuyên môn và kĩ năng điều tra, kỹ năng áp dụng các biện pháp bắt người trong điều tra các vụ án hình sự về tội phạm ma túy, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ để phổ biến kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ Điều tra viên. Chú ý nâng cao nhận thức cho Điều tra viên về tính phức tạp, nguy hiểm, sự khó khăn trong áp dụng biện pháp bắt người trong điều tra loại tội phạm này để có phương pháp, chiến kĩ thuật bắt phù hợp kịp thời đáp ứng yêu cầu ngăn chặn tội phạm, tạo thuận lợi cho công tác
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, cũng như yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân.
Thêm vào đó, cần nghiên cứu kéo dài thời gian nhiệm kỳ của Điều tra viên cao cấp theo hướng bổ nhiệm một lần đến khi nghỉ hưu, đồng thời kéo dài tuổi nghỉ hưu của Điều tra viên cao cấp đến 65 tuổi. Hiện nay, theo quy định tại Điều 51 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 thì: “Điều tra viên
được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm” [31]. Thực tế cho thấy, quy định vấn đề bổ nhiệm lại chức danh Điều tra viên cho phép sàng lọc những Điều tra viên không đủ tiêu chuẩn, năng lực công tác...Tuy nhiên, việc bổ nhiệm lại chức danh Điều tra viên theo nhiệm kỳ 05 năm có thể dẫn tới tình trạng một số Điều tra viên nảy sinh “tư duy nhiệm kỳ”, chưa mang hết khả năng, trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ của mình để thực hiện nhiệm vụ cơng tác được giao. Mặt khác, nhiệm kỳ của Điều tra viên ngắn có thể dẫn đến việc có một số điều tra viên có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ giỏi, kiến thức pháp luật vững vàng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú....khơng cịn điều kiện để tiếp tục phát huy trong công tác điều tra vụ án. Do vậy, cần nghiên cứu bổ nhiệm lại lần thứ hai đối với điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp, cơng vụ trong sáng, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ sâu rộng, có kinh nghiệm điều tra phong phú và cịn tuổi cơng tác, có sức khỏe tốt để tiếp tục đảm nhiệm chức danh điều tra viên.
Cùng với việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng điều tra vụ án cho đội ngũ Điều tra viên, cán bộ điều tra, cần quan tâm, chú trọng hơn nữa cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ này. Có như vậy mới có thể hạn chế được những biểu hiện suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận Điều tra viên, cán bộ điều tra.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, cũng như đời sống sinh hoạt hiện nay, cần quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách đối với đội ngũ Điều tra viên, nhất là vấn đề trợ cấp nghề nghiệp để họ thực sự yên tâm thực hiện nhiệm vụ công tác, hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực khơng đáng có.