Đặc điểm lao động hướng dẫn viên du lịch

Một phần của tài liệu 4f9ec442-90be-42b2-8baa-c8d4a696481f (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu đề tài

1.1.3.Đặc điểm lao động hướng dẫn viên du lịch

Lao động của HDVDL là loại lao động đặc biệt thường có những đặc điểm dưới đây:

- Tính độc lập cao. HDVDL sau khi tiếp nhận sự uỷ thác của công ty du lịch, trong quá trình dẫn đoàn đi luôn luôn phải làm việc một mình. Họ độc lập tuyên truyền, tự chấp hành chính sách quốc gia và căn cứ vào kế hoạch để triển khai công tác tiếp đón và phục vụ du khách; độc lập dẫn đoàn đi tham quan du lịch. Đặc biệt là khi phát sinh vấn đề, HDVDL cần tư duy nhanh nhạy, tiến hành xử lý một cách độc lập, hợp tình hợp lý. Đây có thể coi là một hình thức lao động vô cùng vất vả.

- Thời gian lao động của HDV rất khó định mức. Không như một số nghề nghiệp hướng dẫn khác, nghề HDVDL có thời gian không cố định gồm cả thời gian chuẩn bị đón khách, cùng đi với khách trong chuyến du lịch, tiễn khách, giúp đỡ khách những phát sinh… Do những hoàn cảnh cụ thể tác động, HDVDL phải thực hiện công việc vào những khoảng thời gian bất ngờ, không thể cứng nhắc trong việc xác định thời gian lao động vì ngay cả khi tiễn khách xong thì HDV vẫn phải tiếp tục công việc của đoàn khách ấy để lại.

- Khối lượng công việc của HDVDL rất đa dạng và phức tạp. Trước tiên, học phải bằng nhiều phương pháp nâng cao hiểu biết, sử dụng các phương tiện phụ trợ thành thạo, nắm vững yêu cầu nghiệp vụ trong quá trình hướng dẫn khách du lịch. Họ phải học và không ngừng hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ từ những chuyến du lịch quen thuộc; nâng cao khả năng hướng dẫn, nghệ thuật hướng dẫn, chuẩn bị tuyến thăm quan mới. Họ trực tiếp hướng dẫn khách và giới thiệu cho khách du lịch trên suốt tuyến hay tại điểm du lịch, giúp đỡ khách trong một số hoạt động và thao tác cụ thể về xuất, nhập cảnh; hướng dẫn mua sắm hay xử lý những tình huống bất thường trong chuyến du lịch của khách. Có thể nói, khối lượng công việc của HDV rất lớn, đa dạng và phong phú.

- Cường độ lao động trong ngành du lịch nói chung không cao nhưng cường độ lao động của HDV thì ngược lại, khá cao và căng thẳng. Trong suốt quá trình thực hiện chương trình du lịch, HDV luôn phải tự đặt mình vào trạng thái luôn luôn sẵn sàng phục vụ bất cứ lức nào, với khối lượng công việc lớn và thời gian không định mức (thậm chí cả

ban đêm khi có việc bất thường, HDV cũng phải phục vụ khách chẳng hạn khách bị ốm hoặc khách phàn nàn muốn đổi phòng).

- Tính chất công việc của HDVDL nói chung đơn điệu và hay lặp lại các thao tác cụ thể, các lộ trình với các đối tượng thăm quan quen thuộc dễ gây nhàm chán. Nội dung hướng dẫn không phải dễ dàng thay đổi nhất là các thông tin chủ yếu. Hơn nữa, do việc khai thác nguồn khác từ những thị trường quen thuộc nên một HDV của công ty lữ hành có thể chỉ chuyên phục vụ một loại khách du lịch trên một số tuyến, điểm du lịch nhất định. Vì vậy, sức ép tâm lý đối với HDV khá lớn, khae năng chán việc dễ xảy ra. Nhưng nghề nghiệp đòi hỏi HDV phải tiếp xúc thường xuyên với khách trong tư thế người phục vụ nhiệt tình, chu đáo, là người đại diện cho hãng lữ hành, cho ngành, thậm chí cho quốc gia, dân tộc. Do đó, tính chấ công việc buộc HDV có sức chịu đựng cao về tâm lý, tức là giữ cho trạng thái tâm lý luôn ổn định.

Một phần của tài liệu 4f9ec442-90be-42b2-8baa-c8d4a696481f (Trang 25 - 26)