6. Kết cấu đề tài
3.2.4. Nhóm giải pháp về giáo dụ c đào tạo
Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) được xây dựng nhằm cho phép chuyển dịch việc làm của người lao động du lịch lành nghề giữa các quốc gia thành viên và để công nhận các kỹ năng và văn bằng của người lao động du lịch từ các quốc gia thành viên khác trong ASEAN. Nếu lao động trong nước không nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành thì họ sẽ thua ngay trên chính sân nhà, hậu quả là sẽ nhiều người mất việc làm. Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch ASEAN sẽ nhiều cơ hội thu hút lao động có tay nghề của Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là nếu doanh nghiệp du lịch trong nước không đổi mới, không phát triển để giữ chân lao động có tay nghề, thì sẽ mất đi nguồn chất xám lao động có kỹ năng nghề trong nước; chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng sẽ bị suy giảm. Trước thực tế này, các cơ sở đào tạo/dạy nghề sẽ phải rà soát chương trình đào tạo và văn bằng để đảm bảo rằng chúng phù hợp với hoặc liên kết với chương trình du lịch chung ASEAN nhằm cấp ra những văn bằng thích ứng/tương đương cho sinh viên hoặc người thực tập. Bên cạnh đó, cần xem xét xem các văn bằng hoặc các chương trình đào tạo hiện tại phải điều chỉnh hoặc thay đổi như thế nào nhằm đáp ứng các yêu cầu của ASEAN về thừa nhận văn bằng du lịch lẫn nhau.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo/dạy nghề du lịch triển khai áp dụng Bộ tiêu chuẩn VTOS 2013 trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế như sau:
1. Thiết kế chương trình đào tạo/dạy nghề tiếp cận theo chuẩn đầu ra - năng lực cốt lõi của mỗi vị trí việc làm gắn với thực tế thị trường lao động. Đồng thời, hướng đến tính "mở", "linh hoạt", phù hợp cho việc áp dụng vào từng đối tượng, địa chỉ cụ thể.
2. Biên soạn chương trình môn học, bài giảng, giáo trình các học phần/môn học/mô-đun chuyên môn theo hướng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong đó, thời lượng dành cho phần thực hành chiếm tỷ lệ từ 70-75% tổng thời gian học tập.
3. Thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên/giáo viên, học tập của học sinh/sinh viên theo hướng tích cực, chủ động. Nội dung bài giảng của giảng viên/giáo viên phải được thiết kế mang tính trực quan, sinh động và cụ thể với các mẫu, phiếu, biểu, hình ảnh, phim… gắn với thực tế nghề nghiệp, gắn với doanh nghiệp.
4. Thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá trên cơ sở đánh giá "năng lực", bao gồm cả 3 yêu cầu: kỹ năng, kiến thức, thái độ. Cuối kỳ, thay vì thi viết, học sinh/sinh viên được thi thực hành và vấn đáp để kiểm tra các đơn vị "năng lực" đã được học. Tập trung
chủ yếu vào việc đánh giá "năng lực" chuyên môn nghiệp vụ và giao tiếp ngoại ngữ. Đây chính là cách đánh giá rất sát thực với lực học của học sinh/sinh viên.
5. Gắn kết giữa cơ sở đào tạo/dạy nghề với doanh nghiệp du lịch trong quá trình đào tạo, thực hành, thực tập của học sinh/sinh viên để tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động sau tốt nghiệp.
Tuy nhiên, việc áp dụng Bộ tiêu chuẩn VTOS trong giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn do số đơn vị "năng lực" nhiều, trong khi thời lượng giảng dạy cho học phần/môn học/mô-đun chuyên môn lại hạn chế (đặc biết đối với các cơ sở giáo dục đại học). Việc điều chỉnh chương trình để tăng thời lượng các học phần/môn học/mô-đun chuyên môn cũng gặp khó khăn do những quy định "cứng nhắc" bởi sự ràng buộc của chương trình khung, của yếu tố "tâm lý" giáo viên/giảng viên các bộ môn khác nhau (đặc biết đối với các cơ sở đào tạo/dạy nghề công lập). Bên cạnh đó, là sự đầu tư cho trang thiết bị, dụng cụ thực hành, phương tiện nghe - nhìn, hệ thống học liệu, phòng học đa năng còn rất hạn chế để có thể áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực đối với nhiều cơ sở đào tạo/dạy nghề.
Ngoài ra, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp thực hiện xã hội hóa trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo nghề có tiềm lực thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ để người học có thêm điều kiện thực hành và trải nghiệm thực tế. Hoặc các doanh nghiệp có thể thực hiện mô hình tiếp nhận và huấn luyện thông qua chương trình “Nhà trường – doanh nghiệp”, “Học kỳ doanh nghiệp”, “Internship academic”, “Quản trị viên tập sự” đang được các tập đoàn lớn thực hiện nhằm tìm kiếm và đào tạo nhân tài. Hợp tác chặt chẽ trong việc đào tạo hay đào tạo lại/đào tạo tại chỗ giữa nhà trường và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển của cả hai bên. Bên cạnh đó, chú trọng khâu hợp tác quốc tế, du học tại chỗ hay chuyển giao công nghệ nhằm học hỏi và tận dụng tri thức cũng như kinh nghiệm của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam và quốc tế; của các quốc gia và các trường vốn có ngành du lịch phát triển và có kinh nghiệm trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đội ngũ HDV du lịch, cần tăng cường liên kết giữa thực tiễn ngành nghề với đào tạo kiến thức chuyên môn tại các đơn vị đào tạo du lịch trên cả nước. Nhà trường giảng dạy du lịch cần tổ chức nhiều chương trình học thiết thực cho sinh viên như: chủ động gửi sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ, du lịch; mời cán bộ thực tế tham gia giảng dạy các nội dung học phần cũng như đánh giá khóa luận tốt nghiệp của sinh viên...
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, nâng cao chất lượng nghề cho HDV du lịch không chỉ là công việc đơn lẻ của nhà trường, doanh nghiệp hay nhà nước mà là sự cộng hưởng, kết hợp rất nhịp nhàng của cả 3 bên mới có thể tạo được sự xoay chuyển mạnh mẽ về lượng và chất. Nhà nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên du lịch qua các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ; có cơ chế thu hút chuyên gia giỏi và mời gọi doanh nghiệp du lịch tham gia vào công tác đào tạo nhân lực. Đối với các cơ sở đào tạo nên chú trọng đến việc tuyển sinh những sinh viên có năng lực học ngoại ngữ tốt; tăng cường liên kết có kế hoạch và lâu dài với doanh nghiệp tuyển dụng. Nhà doanh nghiệp có thể thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo theo nguyên tắc đặt hàng. “Việc kết hợp giữa cung và cầu chặt chẽ, thường xuyên sẽ rút ngắn thời gian và công sức của doanh nghiệp sau tuyển dụng cũng như nâng cao vai trò, vị thế của nhà trường trong công tác đào tạo”.