6. Kết cấu đề tài
1.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài
1.3.1.1. Xu thế hội nhập quốc tế
Du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc sống hiện đại và được đưa vào nhóm ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên Thế giới. Thực tế, theo số liệuthống kê của Tổ chức du lịch Thế giới ngành du lịch đóng góp 10% vào GDP toàn thế giới, cụ thể với đóng góp 1.5 ngàn tỷ USD trong tổng giá trị xuất khẩu toàn thế giới.
Trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập hiện nay, sự canh tranh để tồn tại giữa các doanh nghiệp là rất khốc liệt, sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã dẫn đến một cuộc chạy đua về công nghệ sản xuất. Chính vì vậy, các tiêu chí đặt ra đối với người thực hiện công việc cũng được nâng cao theo đó.Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á, vấn đề giáo dục và việc làm càng trở nên thách thức gay gắt khi các nguyên tắc được thỏa thuận về nhiều nghề được luôn chuyển trong khối ASEAN, trong đó có các nghề thuộc ngành du lịch.
1.3.1.2. Chính sách phát triển nhân lực du lịch của nhà nước
Trong quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, có chỉ rõ “Tính chuyên nghiệp đòi hỏi phải có đội ngũ lao động tinh thông, chuyên
nghiệp”. Đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam hiện có khoảng 425 nghìn lao động trực tiếp và hơn 750 nghìn lao động gián tiếp, được đánh giá là trẻ, có năng lực và có khả năng tiếp cận nhanh với nguồn tri thức mới. Bên cạnh các yếu tố tài nguyên, đầu tư, cơ chế chính sách...của ngành du lịch, yếu tố nhân lực vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.3.1.3. Trình độ phát triển của giáo dục – đào tạo
Nguồn nhân lực chất lượng cao là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nóicách khác, đó chính là năng lực thực hiện của nguồn nhân lực). Năng lực này chỉ có thể có được thông qua giáo dục – đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, ngay cả việc tích lũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng là giáo dục - đào tạo nghề nghiệp cơ bản. Như vậy có thể thấy, nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng cung ứng nguồn lao động cho thị trường, ảnh hưởng gián tiếp tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Khi chất lượng nguồn nhân lực tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề…được nâng cao thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng được những nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, giảm thiểu chi phí đào tạo lại của doanh nghiệp.
Giáo dục - đào tạo tạo ra sự “tranh đua” xã hội và trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động, những người học vấn thấp, kỹ năng, tay nghề thấp hoặc không có nghề khó có thể cạnh tranh được so với những người có trình độ, có kỹ năng nghề cao. Chính vì vậy, những nhân lực có tay nghề thấp bằng cách này hay cách khác phải nâng cao năng lực của mình và cách hiệu quả nhất là đầu tư vào giáo dục, đào tạo nghề.
1.3.1.4. Trình độ phát triển của công nghệ
Trình độ khoa học công nghệ phản ánh quá trình tiếp thu thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, nâng cao tiềm lực phát triển quốc gia, đặc biệt giúp các quốc gia đang phát triển rút ngắn khoảng cách nhanh hơn với thế giới. Muốn có trình độ khoa học công nghệ cao thì phải có nguồn lực chất lượng cao. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì trình độ người lao động cũng càng phải tăng cao. Và nếu doanh nghiệp không có nhân lực giỏi thì đã tụt hậu một bước so với các doanh nghiệp khác.
1.3.1.5. Yếu tố xã hội
Trên thực tế, nền tảng đầu tiên của nhân lực là thể trạng và sức khoẻ, đây là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố: môi trường vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chế độ
dinh dưỡng, khám chữa bệnh, điều kiện thể dục, thể thao, hưởng thụ văn hoá, học tập..., mọi người lao động, dù lao động cơ bắp hay lao động trí óc đều cần có sức vóc thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Hơn nữa cần phải có sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, niềm tin và ý chí, khả năng vận động của trí lực trong những điều kiện khác nhau.
Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cho người lao động là một trong những yếu tố chính tác động đến tình trạng thể lực của người lao động. Sức khoẻ ngày nay không chỉ được hiểu là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinhthần.
Bên cạnh đó chính sách BHXH cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện trình độ phát triển của y tế và chăm sóc sức khỏe người dân. Chính sách BHXH tạo ra môi trường pháp lý cho quá trình hình thành và phát triển NNL chất lượng cao. Trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thì ngưởi lao động thường nằm ở thế yếu nên các chính sách, quy định của nhà nước về tiền lương, bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo lợi ích tối thiểu của họ. Các doanh nghiệp phải dựa vào các chính sách này để xây dựng nên các chế độ đãi ngộ cho riêng doanh nghiệp mình. Nếu các chính sách này thay đổi theo chiều hướng tốt hơn thì người lao động sẽ được lợi. Khi đời sống của người lao động được đảm bảo, từ đó họ có điều kiện để tự hoàn thiện và nâng cao năng lực bản thân.
1.3.1.6. Nhu cầu của khách hàng
Theo số liệu thốngkê của Tổng cục du lịch, hiện Việt Nam đứng thứ 5 trong các nước ASEAN về số lượngkhách du lịch quốc tế đến với 7,94 lượt năm 2015, nhưng chỉ bằng 27% số lượng kháchcủa Thái Lan (29,88 triệu), bằng 31% so với Malaysia (25,70 triệu), 52% so với Singapore (15,23 triệu). Như vậy có thể nói với tốc độ tăng trưởng trong top đầu các nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao trên Thế giới nhưng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ khiêm tốn xếp giữa bảng xếp hạng trong khu vực ASEAN và chiếm tỷ trọng rấtkhiêm tốn trong bảng xếp hạng quốc tế. Điều này đang trở thành một thách thức với ngành du lịch Việt Nam khi từng được UNESCO công nhận 22 di sản Thế giới tại Việt Nam với nhiều điểm du lịch và cơ sở lưu trú lọt top những địa điểm du lịch đáng mơ ước hoặc top những khách sạn, resort đẹp nhất Thế giới do các tổ chức, tạp chí du lịch quốc tế bình chọn như Rough guides (Anh), Trip Advisor (Mỹ), Business Insider (Mỹ), TheRichest… Những nhận định trên có thể thấy vai trò của nhân lực du lịch nói chung và đội ngũ HDVDL nói riêng cần phải nâng cao hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch, đó sẽ là mộttrong những đòn bẩy để du lịch Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực và
trên Thế giới.