Dự báo, quan điểm và mục tiêu nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch

Một phần của tài liệu 4f9ec442-90be-42b2-8baa-c8d4a696481f (Trang 82 - 83)

6. Kết cấu đề tài

3.1.2.Dự báo, quan điểm và mục tiêu nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là sự tăng cường sức mạnh và kỹ năng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất và năng lực tinh thần của lực lượng lao động lên đến một trình độ nhất định để lực lượng này có thể hoàn thành được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của một quốc gia, một doanh nghiệp. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực chính là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua chất lượng nguồn nhân lực thể hiện rõ trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, chất lượng cuộc sống của dân cư hay mức độ văn minh của một xã hội.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tạo ra tiềm năng của con người thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại, chăm sóc sức khoẻ về thể lực và tinh thần, khai thác tối đa tiềm năng đó trong các hoạt động lao động thông qua việc tuyển dụng, sử dụng, tạo điều kiện về môi trường làm việc (phương tiện lao động có hiệu quả và các chế độ chính sách hợp lý,..) môi trường văn hoá, xã hội kích thích động cơ, thái độ làm việc của người lao động, để họ mang hết sức mình hoàn thành các chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc quản lý và sử dụng đúng nguồn nhân lựcsau khi đã được đào tạo phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân phục vụ cho các công việc cụ thể là nhân tố quyết định dẫn đến thành công của doanhnghiệp.

Từ những luận điểm trình bày trên, có thể hiểu rằng:“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chính là nâng cao mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động trên các phương diện: thể lực, trí lực, tinh thần so với yêu cầu công việc cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp”.

Một trong bốn nhiệm vụ cấp bách của ngành du lịch được xác định phải tập trung làm chuyển biến tích cực trong thời gian tới đó là nâng cao chất lượng đội ngũ HDV. Đây là điểm mấu chốt góp phần hình thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, từng bước đưa hoạt động du lịch mang tính chuyên nghiệp cao, thích ứng với thời kỳ hội nhập quốc tế.

Được biết, thời gian qua Tổng cục Du lịch đã triển khai thực hiện khá nhiều biện pháp nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ HDV, thuyết minh viên du lịch như: Tranh thủ sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) và UNESCO về kỹ thuật, kinh phí để xây

dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ; Tổ chức Hội thi HDV du lịch toàn quốc (3 năm/lần); Tham gia Hội thi HDV ASEAN (2 năm/lần); Triển khai ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý HDV, thuyết minh viên du lịch. Tổng cục Du lịch cũng đã tập trung nghiên cứu, xây dựng được một bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) cho 13 nghề, trong đó có nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Thời gian tới, Tổng cục sẽ phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề thuyết minh viên du lịch.

Một phần của tài liệu 4f9ec442-90be-42b2-8baa-c8d4a696481f (Trang 82 - 83)