nước kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động tuyển dụng công chức trong bối cảnh đẩy mạnh phân cấp trong công tác cán bộ
Pháp luật về tuyển dụng công chức là cơ sở pháp lý để các cơ quan, đơn vị nhà nước có thẩm quyền quản lý về lĩnh vực cơng chức thống nhất về công tác tuyển dụng cơng chức. Nếu khơng có pháp luật về tuyển dụng cơng chức sẽ dẫn đến sự tùy tiện trong tuyển dụng cơng chức, tình trạng “mạnh ai người ấy làm”, mỗi cơ quan, đơn vị và địa phương lại đặt ra những tiêu chuẩn, cách thức tuyển dụng riêng như: cộng điểm ưu tiên hoặc ưu tiên con em trong ngành, giới hạn phạm vi kiến thức khi ôn thi, ưu tiên những người đang thực hiện chế độ hợp đồng làm việc tại cơ quan, không thông báo công khai về thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thơng tin báo chí, ra đề thi, chấm thi khơng đảm bảo
tính bảo mật, khách quan… tạo nên kẽ hở, phát sinh tiêu cực, từ đó khơng đạt được mục tiêu công khai, minh bạch, khách quan, không tuyển dụng được cơng chức có trình độ, năng lực, phẩm chất để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền công vụ nước ta. Pháp luật tuyển dụng công chức là phương tiện để công tác tuyển dụng công chức được tiến hành thực hiện một cách quy củ, đúng quy trình, quy định từ việc xác định nguyên tắc tuyển dụng, ưu tiên trong tuyển dụng, thành lập hội đồng tuyển dụng, cách chấm điểm, cách xác định người trúng tuyển, thời gian tổ chức tuyển dụng và hướng dẫn tập sự…
Trên thực tế, công tác tuyển dụng công chức là công việc có liên quan đến lợi ích của nhiều cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, cơng chức cũng như người dân. Q trình tuyển dụng cơng chức rất dễ nảy sinh các hành vi sai phạm. Do đó, cần thiết phải hồn thiện pháp luật, cần phải có những quy định chặt chẽ và có chế tài nghiêm khắc để kịp thời răn đe, xử lý các hành vi vi phạm, sai phạm trong q trình tuyển dụng cơng chức.
Hiện nay, ở Việt Nam việc đẩy mạnh, tăng cường phân cấp trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong công tác tuyển dụng công chức đã tạo sự chủ động, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc phân cấp trong lĩnh vực tuyển dụng công chức đã được thực hiện rất quyết liệt và có quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức. Một số cơ quan, địa phương đã nghiêm túc chấp hành pháp luật tuyển dụng cơng chức trong q trình tuyển dụng. Tuy nhiên, có một số cơ quan, địa phương do năng lực, phẩm chất đạo đức của một ít cán bộ, cơng chức chưa cao nên khi thực hiện việc tuyển dụng công chức, lợi dụng sự phân cấp, kẽ hở trong các văn bản quy phạm pháp luật đã bất chấp các quy định, để xảy ra sai phạm, có nhiều hành vi tiêu cực nhằm trục lợi, đưa người quen, thân, người nhà vào cơng chức bằng các hình thức đánh dấu bài, nâng điểm, cho biết trước đề thi… Do đó, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi sai phạm, tiêu cực trong quá trình tuyển dụng công chức của các cơ quan, địa phương, các cơ quan có nhiệm vụ, quản lý nhà nước về cơng tác công chức phải căn cứ vào pháp luật tuyển
dụng công chức để tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác tuyển dụng công chức nhằm đưa công tác tuyển dụng công chức đi vào nề nếp, thực hiện đúng quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, tạo sự nghiêm minh của pháp luật và tạo nên sự công bằng trong công tác tuyển dụng công chức.