Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 151 - 154)

1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400

4.2.3. Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam

hành pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam

Một trong những giải pháp bảo đảm hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức là các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng, nhiệm vụ và

quyền hạn về lĩnh vực này phải tổ chức các hoạt động sơ kết, tổng kết tình hình thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức.

Nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, hoạt động thi hành pháp luật về tuyển dụng cơng chức cịn nhiều bất cập, hạn chế ở một số địa phương. Chẳng hạn, tại tỉnh Bắc Kạn năm 2018: thông báo tuyển dụng công chức không đúng thẩm quyền, không quy định đầy đủ điều kiện về văn bằng, chứng chỉ trong hồ sơ dự tuyển, không thông báo về thời gian và địa điểm xét tuyển; trưởng ban kiểm tra sát hạch khơng trình Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định lựa chọn đề thi phỏng vấn; Hội đồng xét tuyển cơng chức áp dụng phương pháp tính điểm đối với một số thí sinh đào tạo theo hệ thống tín chỉ không đúng với quy định tại kế hoạch tuyển dụng của UBND tỉnh; nhiều quyết định bổ nhiệm vào ngạch, bậc cơng chức khơng tương xứng với vị trí cơng việc được tuyển dụng.

Hoạt động theo dõi, tổng kết tình hình thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức là một trong những kênh thơng tin quan trọng góp phần vào cơng tác tư vấn, đánh giá, phản biện về chính sách pháp luật về cơng chức, tuyển dụng công chức.

Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức sẽ tiếp nhận, tổng hợp được thêm nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi, chia sẻ thực tiễn trong triển khai thi hành pháp luật liên quan đến tuyển dụng công chức tại các bộ, ngành và địa phương. Từ đó, thơng qua hoạt động sơ kết, tổng kết thực hiện pháp luật quy định về tuyển dụng cơng chức có thể xác định những vấn đề bất cập về pháp luật tuyển dụng công chức để có cơ sở điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, người đứng đầu các bộ, ngành và địa phương cần xác định công tác theo dõi, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, toàn diện của các cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý nhà nước có thẩm quyền với mục đích rà sốt, xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức, phát hiện các qui định bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung và hồn thiện. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm

tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm hiệu quả thi hành pháp luật về tuyển dụng cơng chức.

Trong q trình tiến hành sơ kết, tổng kết tình hình thi hành pháp luật về tuyển dụng cơng chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tuân theo nguyên tắc: đảm bảo tính cơng khai, sự minh bạch, tính khách quan, thường xun, tồn diện; có trọng tâm, trọng điểm. Cần có sự kết hợp giữa theo dõi, tổng kết tình hình thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức theo ngành, lĩnh vực và theo địa bàn; bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền trong q trình theo dõi, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về tuyển dụng cơng chức. Tránh tình trạng trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định. Phát huy tối đa sự tham gia tích cực của các chủ thể khác trong xã hội như: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và công dân. Xác minh, xử lý kịp thời, hiệu quả, hợp lý thông tin phản ánh từ các tổ chức, cơng dân và phương tiện báo chí, đài phát thanh truyền hình, trang thơng tin điện tử … về các hành vi sai phạm, tiêu cực trong công tác tuyển dụng cơng chức. Có như vậy, mới đảm bảo cơng tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức được thực chất và hiệu quả.

Các bộ phận pháp chế, tổ chức cán bộ thuộc các bộ, ngành và địa phương phải tích cực quan tâm, thực hiện nghiêm túc, sát sao cơng tác theo dõi tình hình và sơ kết, tổng kết thi hành pháp luật về tuyển dụng cơng chức tại cơ quan hành chính nhà nước mình. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải hoàn thiện các quy định về theo dõi, tổng kết tình hình thực hiện pháp luật. Xây dựng các tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá mức độ chính xác, hiệu quả, khách quan, khoa học về tình hình thi hành pháp luật tuyển dụng cơng chức ở các cấp độ khác nhau. Hằng năm các bộ, ngành và địa phương cần xây dựng kế hoạch theo dõi và tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về tuyển dụng cơng chức kết hợp với việc theo dõi, đánh giá đột xuất hoặc theo chuyên đề. Để công tác theo dõi, đánh giá, tổng kết tình hình thi hành pháp luật về tuyển dụng công

chức được thực chất, hiệu quả, các bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện, cần phải bám sát vào các nội dung: tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, phù hợp, tính kịp thời, đầy đủ của văn bản pháp luật về tuyển dụng cơng chức, tính phù hợp của tổ chức bộ máy thực hiện công tác tuyển dụng công chức, mức độ đáp ứng về chất lượng của nguồn nhân lực cho công tác thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức, mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân…

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w