Về hình thức pháp luật tuyển dụng cơng chức

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 91 - 93)

-Về hình thức văn bản: trong giai đoạn này, đã có sự đa dạng về văn bản

quy định về tuyển dụng công chức như: Luật, Nghị định và Thông tư. Luật Cán bộ, cơng chức được Quốc hội khóa 12 thơng qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010. Về mặt pháp lý, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Quốc hội đã ban hành Luật Cán bộ, công chức. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao quy định về đội ngũ cán bộ, cơng chức. Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định quy định về quản lý công chức nói chung và tuyển dụng cơng chức nói riêng: Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010, Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015,Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006, Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010, Nghị định số 161/NĐ-CP ngày 29/11/2018. Để thống nhất áp dụng công tác tuyển dụng cơng chức trong phạm vi tồn quốc, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các bộ, ngành ban hành bốn Thông tư: Thông tư số 10/2012/TT-BTP ngày 01/9/2012 của Bộ Tư pháp quy định tổ chức thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Thông tư số 13/2010/TT- BNV ngày 30/12/2012, Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012;, Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019.

- Về kết cấu, bố cục: kết cấu, bố cục của các văn bản pháp luật về tuyển

dụng công chức trong giai đoạn này được soạn thảo đúng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, năm 2015 và Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phịng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Thơng tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/11/2011 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về cơng tác văn thư. Do đó, các văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức được kết cấu theo chương mục, điều, khoản điểm; cách đánh số và kí hiệu văn bản cũng khoa học, logic, đảm bảo đúng quy định để phân biệt với các văn bản cá biệt. Mỗi điểm trong bố cục của văn bản chỉ được thể

hiện một ý và phải được trình bày trong một câu hồn chỉnh hoặc một đoạn, không sử dụng các ký hiệu khác để thể hiện các ý trong một điểm.

-Về văn phong,ngôn ngữ: ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản

pháp luật quy định về tuyển dụng công chức được sử dụng là tiếng Việt, chính xác, phổ thơng, cách diễn đạt rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Đã có sự giải thích về các thuật ngữ chun mơn. Từ ngữ viết tắt đã được sử dụng và có sự giải thích tại lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản. Từ ngữ thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, khơng làm phát sinh nhiều cách hiểu. Khơng có việc sử dụng từ nghi vấn, các biện pháp tu từ trong văn bản.

-Về hiệu lực thi hành: các văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức đã

quy định về điều khoản thi hành, trách nhiệm của các cơ quan thi hành và yêu cầu đăng công báo. Văn bản đã được xác định cụ thể ngày, tháng, năm có hiệu lực thi hành. Tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị thay thế, bãi bỏ đã được liệt kê cụ thể tại điều quy định về hiệu lực thi hành của văn bản. Trường hợp có nhiều văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị thay thế, bãi bỏ đã được lập danh mục ban hành kèm theo.

3.1.5.2. Về nội dung pháp luật

Kế hoạch tuyển dụng công chức: số lượng chỉ tiêu biên chế công chức

được giao, số lượng vị trí việc làm cần tuyển, điều kiện đăng ký, tiêu chuẩn dự tuyển, nội dung và hình thức, phương pháp, cách thức sử dụng để tuyển dụng công chức.

Căn cứ, cơ sở tuyển dụng cơng chức: vị trí việc làm và số lượng chỉ tiêu

biên chế được phê duyệt.

Điều kiện tuyển dụng công chức: công dân Việt Nam khơng phân biệt

thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tơn giáo, đủ 18 tuổi trở lên, viết đơn tự nguyện, có sơ yếu lý lịch tư pháp rõ ràng, văn bằng phù hợp với vị trí tuyển dụng, có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có giấy chứng nhận sức khỏe.

Ưu tiên trong tuyển dụng công chức: những đối tượng chính sách, anh

yếu chuyển ngành, con gia đình chính sách... được cộng số điểm ưu tiên tùy theo đối tượng vào tổng số điểm thi tuyển và xét tuyển.

Thẩm quyền tuyển dụng công chức: các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị

- xã hội, các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện việc tuyển dụng và được phép phân cấp về tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.

Phương thức tuyển dụng: thi tuyển và xét tuyển.

Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng cơng chức:những người có ít nhất

05 năm làm việc ở vị trí việc làm, có trình độ đào tạo trở lên gồm: viên chức; người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, cơ yếu; lãnh đạo tại doanh nghiệp nhà nước; cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên được điều động, chuyển công tác sang đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và doanh nghiệp nhà nước. Các đối tượng được tiếp nhận vào công chức không phải thi tuyển công chức nhưng phải trải qua kỳ kiểm tra, sát hạch.

Lệ phí tuyển dụng cơng chức: người đủ điều kiện nộp hồ sơ thi tuyển

cơng chức phải nộp phí tuyển dụng. Lệ phí tuyển dụng được chi cho các nội dung phục vụ kỳ tuyển dụng cơng chức.

Bảng 3.1: Mức thu phí tuyển dụng cơng chức

TT Nội dung Đơn vị tính Mức thu hiện hành

Lệ phí tuyển dụng

1 Dưới 100 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.0002 Từ 100 đến dưới 500 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 400.000

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w